Lấn chiếm lòng đường để buôn bán: Vẫn còn nhiều bức xúc

(Sóng Trẻ) - Đi dọc khắp các con phố Hà Nội, người ta dễ dàng bắt gặp cảnh tượng các hàng hóa được bày bán la liệt trên vỉa hè, lòng đường. Tình trạng này xảy ra đã lâu những vẫn chưa được giải quyết và gây ra nhiều bức xúc trong xã hội.

Vỉa hè là nơi dành cho người đi bộ tham gia giao thông thế nhưng trên khắp địa bàn Hà Nội hầu như vỉa hè nào cũng bị chiếm dụng gây mất trật tự giao thông và mĩ quan đô thị.

Mỗi tối, người dân ở khu vực đường Hồ Tùng Mậu (Từ Liêm - Hà Nội) lại bức xúc bởi hàng loạt các quán nhậu, quán ăn đêm được bày biện ra khắp vỉa hè, lòng đường. Các loại hàng quần áo, dày dép, túi xách, hoa quả… cũng được bày bán một cách công khai như trong khu chợ được cấp phép, khiến cho vỉa hè vốn đã chật hẹp nay càng thêm nhếch nhác, lộn xộn. 

Ông Phạm Văn Dương sống tại đây cho biết: “Rất nhiều người dân của ta rất thiếu ý thức, họ không muốn thuê chỗ ngồi trong chợ để bán hàng à chọn cách ra vỉa hè bày bán đủ các thứ. Chúng tôi tuổi già muốn đi dạo một lúc bên đường cho thoải mái mà cũng chẳng có lối đi, nhiều lúc phải xuống cả lề đường mà xe cộ thì cứ qua tấp nập, nguy hiểm lắm!”.

aa4bb0a15_qua_lan_chiem_duong_ho_tung_mau_nguon_internet.jpg

 Các hàng hoa quả lấn chiếm lòng đường Hồ Tùng Mậu (nguồn: Internet)

Tại phố Phan Văn Trường (Cầu Giấy), hiện tượng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường diễn ra phức tạp hơn vì đây là con đường nhỏ, lại có khu chợ Nhà Xanh rất phát triển. Mặc dù đã có chợ để cho thuê nhưng các chủ cửa hàng vẫn sử dụng lòng đường một cách “triệt để”. Rất nhiều các hàng gia dụng, quán ăn được bán giữa lòng đường. Điều đó đã khiến cho việc điều tiết giao thông ở khu vực này gặp nhiều khó khăn. Không những vậy, mỗi khi chợ tan, để lại đằng sau là một con đường ngập đầy rác thải bốc mùi khó chịu.
aa4bb0a15_ong_tai_khu_pho_phan_van_truong_nguon_internet.jpg

Tắc nghẽn đường tại khu phố Phan Văn Trường (nguồn: Internet)

Những người bán hàng ở đây không biết từ bao giờ đã tự cho lòng đường là “địa bàn” kinh doanh của họ. Họ quát tháo, trách móc người đi đường khi không may va chạm vào hàng hóa của họ, thậm chí là đòi bồi thường khi chính họ mới là người tranh đường đi của mọi người. 

Một người dân ở đây khó chịu nói: “Nếu họ ngồi trong cửa hàng họ chửi đã đành, đây thì không, ngồi ngay giữa lòng đường, đồ đạc xếp khắp nơi, hết hàng này đến hàng nọ, lấy đâu ra chỗ đi? Chen lấn như vậy tránh sao được va chạm” . 

Việc lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để buôn bán, kinh doanh cần được xử lí một cách chặt chẽ hơn, dứt khoát hơn nhằm đảm bảo an toàn cho những người tham gia giao thông và bảo vệ cho mĩ quan Hà Nội. 

Ma Thị Yến My
Phát thanh K31




Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN