Làng bánh chưng Tranh Khúc nhộn nhịp vào vụ Tết
(Sóng trẻ) - Làng Tranh Khúc (xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm bánh chưng truyền thống. Thời điểm này đang là giai đoạn bận rộn nhất của người dân trong làng khi dịp Tết Nguyên đán đã cận kề.
Lá dong xanh mướt được rửa sạch từng chiếc một. Đã từng có thời kỳ, nghề làm bánh chưng tại nơi đây bị thất truyền vì nhiều lý do. Phải đến sau 1975,làng nghề mới được phục dựng trở lại
“Chọn lựa nguyên liệu là khâu rất quan trọng. Gạo phải là gạo nếp nhung, nếp cái hoa vàng. Còn đậu xanh làm nhân bánh thì phải đều hạt, bở và thơm” - bà Đặng Thị Thảo - người dân làng Tranh Khúc cho biết.
Bà Đặng Thị Thảo đang tất bật với công việc gói bánh chưng phục vụ cho dịp Tết cổ truyền.
Thịt lợn phải là loại thịt lợn sấn, tươi nn được mua ở những lò mổ lớn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
Bà Lý Thị Thiệp - trưởng thôn Tranh Khúc cho biết “ Hiện tại ở làng Tranh Khúc (gốc) có khoảng 75/284 hộ chuyên làm bánh bánh chưng. Làng tranh khúc làm bánh chưng quanh năm cung cấp hàng chục nghìn chiếc bánh cho phần lớn các hàng quán, siêu thị, trường học…”
Riêng dịp Giáp Tết, mỗi ngày một hộ dân ở đây sản xuất hàng nghìn cái bánh chưng. Đơn hàng dồn dập, những gia đình sản xuất lớn phải thuê thêm khoảng 5-10 người để phụ việc làm bánh.
Nhờ việc áp dụng công nghệ vào sản xuất, sử dụng nồi hơi, nồi điện để luộc bánh, giúp cho người dân Tranh Khúc đáp ứng được nhu cầu thị trường, góp phần bảo vệ môi trường sống trong lành ở làng quê.
Những chiếc bánh chưng đem lại thu nhập và công việc ổn định cho người dân nơi đây.
Bài và ảnh: Lan Nhi
Cùng chuyên mục
Bình luận