Lễ chùa cầu may – nét văn hóa truyền thống của người Việt


(Sóng trẻ) - Nhiều người Việt Nam tin rằng, đi lễ chùa cầu may vào đầu năm hay mùng 1 đầu tháng sẽ đem lại may mắn, bình an, tránh được những vận hạn xui rủi.

Từ lâu, lễ chùa đã trở thành phong tục truyền thống của người dân Việt Nam ta. Có thể nói, lễ chùa là món ăn tinh thần, là văn hóa tín ngưỡng đặc sắc của người Á Đông. Đến chốn linh thiêng, người ta không chỉ đơn giản là muốn tâm thanh tịnh mà còn là nơi tìm về cội nguồn. Chùa, đền cũng chính là nơi con người gửi gắm những mong muốn, ước mơ và cả niềm tin vào tương lai tốt đẹp hơn.

Chị Nguyễn Ngọc Hà (quận Ba Đình, Hà Nội) cho biết, gia đình chị có thói quen đi chùa quanh năm. Cứ sau giao thừa, khi đã cúng gia tiên tại nhà, cả gia đình chị gồm 3 thế hệ lại cùng nhau đến chùa, cầu phúc cho một năm mới. Chị Hà cho hay: ‘Không chỉ dịp năm mới, nhà tôi mỗi tháng đều đi lễ chùa 1 lần. Nếu mùng 1 bận việc thì đi vào rằm. Dù bận đến mấy cũng phải sắp xếp công việc để đi’. 

b851e0b1d_tt1.jpg
 
Đi chùa cầu may từ lâu đã trở thành truyền thống của người Việt

Thói quen lễ chùa không chỉ có trong gia đình chị Hà mà gần như hiện hữu trong đại đa số gia đình người Việt. Lên chùa, họ cầu bình an, cầu may mắn, cầu con cái đủ cả. Người dân ở Hà Nội chắc hẳn ai cũng biết rằng cầu công danh tài lộc thì tới Phủ Tây Hồ, cầu bình an thì đến chùa Trấn Quốc hay cầu duyên thì tới chùa Hà. Mỗi ngôi chùa, đến lại mang một ý nghĩa văn hóa gắn liền với những truyền thuyết tâm linh đặc sắc khác nhau. Người dân từ đó mà đi cầu, lễ tới những ngôi chùa theo đúng nguyện vọng, mong muốn của mình.

b851e0b1d_tt2.jpg
 
Con người ở mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi đều tin rằng việc thành tâm lễ phật sẽ giúp cuộc sống 
gặp nhiều may mắn, tranh xa vận hạn.

Bà Đặng Thị Tuyết, kinh doanh vàng mã, hoa quả cúng trước cổng chùa Hà, Cầu Giấy, Hà Nội nhiều năm nay cho biết: ‘Người dân đi lễ chùa quanh năm nhưng tập trung chủ yếu vào dịp năm mới, mùng 1 hay dằm. Những ngày như thế có không biết bao nhiêu lượt người ra vào, đông đúc từ sáng sớm tới tận khi chùa đóng cửa. Ở đây có cả một dãy nhà kinh doanh đồ cúng lễ, sắp xếp mâm lễ như nhà tôi nhưng rằm hay mùng 1 nào cũng đông đúc, chẳng hàng nào ngơi tay’. Cũng theo bà Tuyết, chùa Hà có 3 ban gồm ban Tam Bảo, ban Đức Ông và ban thờ Mẫu nên cần chuẩn bị 3 mâm lễ gồm hoa, hương, vàng sớ, hoa quả, bánh kẹo hay đồ dâng lên thì tùy tâm. Trung bình mỗi mâm có giá từ 50.000 – 200.000 đồng, chưa kể tiền công đức. Mặc dù mỗi dịp đi chùa đều khá tốn kém nhưng vì tín ngưỡng tâm linh, chẳng mấy ai tiết kiệm khoản này. Người ta tin rằng, sắp lễ, dâng hương đủ đầy sẽ được phù hộ, cầu được ước thấy.

b851e0b1d_tt3.jpg
 
Khung cảnh đông đúc của chùa Hà ngày mùng 1 âm lịch.

Theo hòa thượng Thích Thanh Nhã (trụ trì chùa Trấn Quốc, Hà Nội) cho biết, đạo Phật đã truyền vào nước ta trên 2000 năm, tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa hiểu hết ý nghĩa và cách dâng hương lễ Phật sao cho đúng. Đi lễ nhan, hoa, quả, trà, thực đều là tùy tâm. Đạo Phật là diệt tham, sân, si nên theo đạo Phật chỉ có nguyện, nguyện tu đạo giải thoát, nguyện ích cho đời mới đúng chứ không phải cầu cúng danh vọng, tài lộc như nhiều người vẫn tưởng. Hơn thế nữa, việc người dân đổi tiền lẻ hoàn toàn sai trái. Nếu thành tâm, quý phật tử có thể gửi công đức, giọt dầu cho trụ trì hay sư thầy chứ không phải mang tiền vào thả xuống giếng, gài lên tượng phật. Điều quan trọng nhất khi đi lễ là phải thành tâm.

Không thể phủ nhận, phong tục lễ chùa cầu may là nét văn hóa truyền thống đặc sắc của người Việt. Ở đó, con người hướng tới cái đẹp, hướng tới chân, thiện, mỹ, xám hối và củng cố niềm tin vào tương lai tốt đẹp và hơn thế là tìm được sư thanh tịnh, an lạc trong tâm hồn. Đây cũng là một trong số ít truyền thống văn hóa dân tộc được lưu giữ và phát huy tuy nhiên ngày càng có những biếng tướng phản cảm. Ví dụ như việc ăn mặc phản cảm nơi tâm linh, tranh nhanh hứng nước thần, sờ đầu rùa để lấy may. Xã hội càng phát triển, con người càng nên ý thức sâu sắc hơn về bảo vệ và phát huy văn hóa tâm linh truyền thống của dân tộc.

Triệu Thị Quỳnh Thư
Đa phương tiện K35

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN