Lộ diện Top 6 thí sinh xuất sắc bước vào vòng chung Khảo cuộc thi hùng biện Stand Up 2021

(Sóng trẻ) - Sáng 25/12, Vòng Sơ khảo của Cuộc thi Hùng biện Stand Up 2021 với chủ đề “Sinh viên ứng phó với quấy rối tình dục trực tuyến trong bối cảnh COVID-19” đã tìm được ra Top 6 ứng cử viên bước tiếp vào vòng Chung khảo sẽ diễn ra vào 29/12 sắp tới.

Cuộc thi có sự hiện diện của đội ngũ Ban giám khảo dày dạn kinh nghiệm: TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh - Giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chuyên gia về Giới. Bà Mai Thị Bưởi - Chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) và thầy Trần Tuấn Anh - Giảng viên bộ môn Tư duy phản biện và diễn thuyết, Viện Đào tạo Quốc tế, Học viện Ngân hàng. Do diễn biến phức tạp của dịch COVID -19, sự kiện được diễn ra bằng hình thức online trên ứng dụng trực tuyến GG Meet.

 

img_1273.PNG
Hình ảnh mở đầu vòng Sơ khảo online cuộc thi STAND UP 2021. 

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng cùng phong thái tự tin, top 15 thí sinh đã gây ấn tượng mạnh mẽ với hội đồng Ban giám khảo. Các bạn không chỉ là người trực tiếp thể hiện quan điểm của mình về vấn đề Giới mà còn từng là nạn nhân của câu chuyện quấy rối tình dục. Vì vậy, dù bằng nhiều cách hùng biện khác nhau nhưng mỗi thí sinh đều đưa ra những giải pháp thực tế nhằm giúp đỡ những người đã, đang và sẽ có thể là nạn nhân của vấn nạn quấy rối tình dục trên mạng xã hội.

Là thí sinh nhỏ tuổi nhất trong Top 15 thí sinh vòng sơ khảo, Đặng Trà My (đến từ trường THPT Chuyên Ngoại ngữ (Hà Nội) đã mở đầu phần thi bằng một câu hỏi thẳng thắn: “Chính bạn có đang tiếp tay cho những kẻ quấy rối tình dục qua mạng hay không?”. Từ đó, Trà My mong muốn mọi người hãy thay đổi hành vi, thái độ của chính mình về vấn đề QRTD và hy vọng sẽ có thêm nhiều người lên tiếng hơn để góp phần bảo vệ các nạn nhân khỏi vấn nạn đang báo động này.

img_1317.PNG
“Tôi đã từng tiếp tay cho quấy rối tình dục nhưng tôi muốn mình là một phần của sự thay đổi đấy” - Thí sinh Đặng Trà My chia sẻ.

Không chỉ riêng Trà My, thí sinh Chu Thị Ngọc đến từ Đại học Giáo dục cũng có những quan điểm tương tự. Bạn Ngọc chia sẻ: “Im lặng đồng nghĩa với việc thực hiện tội ác, hành vi này là gián tiếp tiếp tay cho những kẻ phạm tội. Khi tiếng nói của chúng ta ngày hôm nay cất lên là một chiếc áo giáp giáp sắt đã được hình thành để chống lại những tên tội phạm dơ bẩn đang ẩn nấp sau màn hình kia”. Qua lời khẳng định chắc đầy tâm huyết, cô gái nhỏ Chu Thị Ngọc đã thành công mang về cho mình 8.75 điểm trong phần thi hùng biện. 

Đến với cuộc thi, các bạn thí sinh không chỉ bày tỏ sự quan tâm về vấn đề quấy rối tình dục mà còn là cơ hội để chia sẻ câu chuyện của chính mình. Thí sinh Bùi Thanh Hiền đến từ Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, thay vì chọn cách im lặng, bạn đã dũng cảm lên tiếng. Hiền chia sẻ: “Vì định kiến không nên vạch áo cho người xem lưng nên chính mình lúc đầu không dám lên tiếng”. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian, Thanh Hiền nhận thấy mình phải tìm kiếm sự giúp đỡ để vạch trần tội ác kia, cô không muốn có bất kỳ ai cũng là nạn nhân của vấn nạn quấy rối tình dục giống như mình.

img_1236.PNG
“Đừng để những người mang danh người thân thiết  có cơ hội quấy rối bạn.” - Thí sinh Bùi Thanh Hiền lên tiếng.

Trải qua 15 phần hùng biện với rất nhiều cung bậc cảm xúc và sự bất ngờ, Top 6 thí sinh xuất sắc nhất của Stand Up 2021 cuối cùng cũng đã lộ diện, cùng nhau đi đến vòng chung khảo 29/12 để tranh tài: 

1.Thí sinh Đặng Thảo My (Lớp 11A1 - Trường THPT chuyên Ngoại ngữ)
2.Thí sinh Nguyễn Anh Minh (Khoa Luật học - Trường Đại học Luật Hà Nội) 
3.Thí sinh Bùi Thanh Hiền (DS43.1 - Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh) 
4.Thí sinh Chu Thị Ngọc (N3-GD4 - Trường Đại học Giáo dục) 
5.Thí sinh Phạm Hoài Linh (Lớp Nhật 04, Khoa Tiếng Nhật, Tiếng Nhật thương mại - Trường Đại học Ngoại Thương) 
6.Thí sinh Nguyễn Thị Ngà (Khoa Xã hội học - Học viện Báo chí và Tuyên Truyền) 

Stand Up 2021 là sự kiện thường niên được tổ chức với mục đích thúc đẩy mối quan tâm và nâng cao nhận thức của các bạn trẻ về vấn đề về Giới nói chung. Cuộc thi do Câu lạc bộ Báo chí Truyền thông - CJC (Viện Báo chí – Học viện Báo chí và Tuyên truyền) và Trung tâm Đồng hành cùng sinh viên phối hợp thực hiện, được Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên - CSAGA Vietnam và Tổ chức Bánh mỳ cho thế giới - Brot für die Welt (BfdW) tài trợ. 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN