Mầm non tư thục khốn khổ trong đại dịch

(Sóng trẻ) - Nếu như vào ngày 6/12 tới đây, học sinh THPT tại Hà Nội sẽ được đi học trở lại thì giáo viên và học sinh mầm non vẫn mong mỏi về một ngày tới trường sau hơn 7 tháng nghỉ dịch. Có thể nói năm 2021 là thời gian khốn cùng nhất của ngành mầm non, đặc biệt là mầm non tư thục, khi giáo viên phải trì hoãn công việc, không có thu nhập do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Ngắc ngoải duy trì cuộc sống

Chị Nguyễn Thị Tuyết là giáo viên tại nhóm lớp mẫu giáo Ánh Dương (Hà Nội), lựa chọn về quê hồi tháng 5 để tránh dịch và bớt được phần nào chi phí sinh hoạt. “Ở quê an toàn hơn và còn có gia đình, họ hàng để nương tựa. Tháng 9 vừa rồi nới lỏng giãn cách, tôi gửi cháu ở quê và trở lại Hà Nội tìm kiếm việc làm trông trẻ tại nhà, nhờ đó tạm thời kiếm được thu nhập. Tuy nhiên, vì trông tại nhà nên phụ huynh yêu cầu rất khắt khe, cũng do dịch bệnh phức tạp nên đôi khi tôi còn nhận phải ánh mắt dò xét của hàng xóm xung quanh vì là người lạ đến khu nhà”, chị Tuyết chia sẻ.

Cũng nhận làm giáo viên tại nhà, chị M.M, giáo viên tại một lớp tư thục ở Phùng Khoang (Hà Nội) tâm sự: “Ngoài trông trẻ, mình còn dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, tính ra không khác gì giúp việc theo giờ. Tiền công là 200 nghìn một buổi. Mình còn đăng bài bán hàng trên Facebook nữa, nhưng lãi chẳng được mấy đồng, với lại ai giờ cũng chuyển sang bán online hết nên đứa tay ngang như mình sao mà cạnh tranh nổi”.

Trường hợp của chị Tuyết và chị M.M vẫn được coi là may mắn vì còn có nhà tại Hà Nội, tiện công việc và đi lại. Nhiều giáo viên mầm non tư thục khác đã cắn răng bỏ nghề, về quê sinh sống vì không giải quyết được các chi phí đắt đỏ nơi thành thị. Chị Thanh Thùy, từng là giáo viên trường mầm non tư thục Sao Sáng (Hoàng Mai, Hà Nội) cũng trải qua tình cảnh như vậy. 

“Mới đầu dịch ập đến, chị em trong trường rủ nhau làm thạch, làm bánh để bán online nhưng cũng toàn phụ huynh mua ủng hộ. Dần dần ai cũng khó khăn, họ không nhiệt tình giúp đỡ nữa, chúng tôi cũng dừng bán. Lúc ấy không đủ tiền đóng trọ, về quê là đường lui duy nhất. Bây giờ tôi xin được vào làm công nhân tại nhà máy sản xuất bánh kẹo ở quê. Thôi thì đành từ bỏ cái nghề giáo viên mầm non vậy”, chị Thùy chia sẻ.

gvmn1.jpg
Giáo viên mầm non hóa “tay buôn” hoa quả mùa dịch

Giáo viên khó 1, chủ trường khó 10

Những người “đứng mũi chịu sào” của các lớp mầm non tư thục là những người phải gánh chịu nhiều khó khăn nhất khi 7 tháng qua ngành mầm non không được hoạt động. 

Đã mở trường được gần 10 năm nay, nhưng chưa bao giờ chị Bùi Thị Lan, chủ lớp mầm non tư thục Sao Mai Đỏ (Hoàng Mai, Hà Nội) phải trải qua giai đoạn chật vật như hiện nay. Chị bất lực trước cảnh chủ nhà liên tục réo gọi đòi tiền thuê trong khi đã nhiều tháng nay gia đình không có thu nhập vì lớp phải đóng cửa. Chị Lan cho rằng biện pháp tốt nhất để giải quyết tình huống này là rao bán trường, cũng là cách mà nhiều đồng nghiệp của chị đã lựa chọn.

Trải qua 4 đợt dịch, các trường mầm non tư thục đã hoàn toàn kiệt quệ về tài chính. Chủ trường vừa không có thu nhập, vừa phải gồng gánh thêm tiền thuê mặt bằng. Sức ép quá lớn khiến nhiều trường không thể bám trụ được nữa mà đi đến giải thể. Trên các hội nhóm Facebook giáo viên mầm non tư thục, bài đăng về thanh lý nhóm lớp chưa bao giờ xuất hiện nhiều đến thế. Những đợt dịch trước, nhiều chủ trường còn chua xót khi phải bán “đứa con tinh thần” với giá rẻ như cho, thì giờ đây còn bi kịch hơn khi rao bán trường nhưng không ai hỏi mua bởi tình hình kinh tế khó khăn chung.

Chủ trường cũng là những giáo viên mầm non, ngoài nỗi lo “cơm áo gạo tiền”, họ còn phải xoay xở bảo vệ tài sản mà mình dày công gây dựng là cả một ngôi trường. Nhiều người đã tìm đủ mọi cách để kiếm thêm thu nhập trong thời gian này, từ bán thực phẩm như rau, hoa quả, gạo tới “lấn sân” sang lĩnh vực môi giới bất động sản. 

Chủ trường mầm non tư thục phải bán hoa quả kiếm sống
Chủ trường mầm non tư thục phải bán hoa quả kiếm sống

Chị Mai Thị Thu Trang, chủ nhóm lớp Mầm non Sơn Ca (Hoàng Mai, Hà Nội) đăng bán gạo ST25 từ đợt dịch thứ nhất và vẫn duy trì đến nay, tuy nhiên sức mua ngày càng giảm sút do giá thành gạo cao và người tiêu dùng cũng tiết kiệm trong chi tiêu hơn vì những khó khăn kinh tế. Chị tiếp tục thử sức với kinh doanh hải sản nhưng lãi không nhiều, chỉ đủ tiền chi tiêu lặt vặt trong gia đình.

“Tôi đã thử kinh doanh rất nhiều mặt hàng nhưng sau cùng vẫn thấy đây chỉ là giải pháp tình thế và không giúp ích gì nhiều. Nghỉ làm quá lâu khiến bản thân tôi vô cùng chán nản, chỉ muốn buông xuôi. Tiền trợ cấp đã được phân bổ về các quận từ rất lâu nhưng nhiều nhóm lớp vẫn chưa hề nhận được. Hiện tại anh em người nhà còn phải gửi tiền trợ giúp gia đình vì kế sinh nhai của cả nhà chỉ có trường mầm non giờ đã phải đóng cửa 6 tháng”.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sóng Trẻ News Awards 2024: Lời hứa tiếp nối của những người làm báo trẻ

Sóng Trẻ News Awards 2024: Lời hứa tiếp nối của những người làm báo trẻ

Tin nổi bật2 ngày trước

(Sóng trẻ) - Sự kiện thường niên Sóng Trẻ News Awards của Trang tin điện tử Sóng trẻ trở lại với chủ đề "Evangeline - Lời hứa của hoa hồng", đánh dấu chặng đường 17 năm hoạt động của CLB.

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật4 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN