Mẹo nhỏ giúp bạn đọc Tiếng Anh trôi chảy hơ

(Sóng Trẻ) - Dưới đây là những mẹo nhỏ giúp bạn trở thành một người đọc Tiếng Anh trôi chảy, hạn chế tối đa những vấp váp, "ậm ừ" khi đọc. Hãy cùng Neil J. Anderson tìm hiểu những cách giúp bạn trở thành một Fluent Reader nhé! 

F-Find time to read everyday (Dành thời gian đọc mỗi ngày)

Bạn cần phải tìm được thời gian tốt nhất trong một ngày để luyện đọc. Hãy cố gắng đọc khi bạn cảm thấy thoải mái nhất. Bằng cách đọc mỗi ngày, thậm chí trong thời gian ngắn thôi, việc đó sẽ giúp bạn trở thành người đọc Tiếng Anh trôi chảy.

L-Look for a od place to read (Hãy tìm một nơi thích hợp để đọc Tiếng Anh)

Sẽ dễ dàng hơn nếu như bạn đọc và học Tiếng Anh khi tâm trạng thoải mái. Hãy chắc chắn rằng nơi bạn học có đủ ánh sáng và có một chỗ ngồi thoải mái. Để việc học tập trung hơn, bạn nên chọn một nới mà không bị ai làm phiền hay quấy nhiễu.
 
U-Use clues in the text to make predictions (Hãy dựa vào những "gạch đầu dòng" trong bài đọc để đưa ra những dự đoán của bản thân về bài đọc)

Những người đọc Tiếng Anh trôi chảy luôn hình thành nên những dự đoán, suy luận về bài đọc trước khi bắt đầu đọc bài, hay thậm chí ngay trong quá trình đọc. Sử dụng tiêu đề, tít, hình ảnh và những bình luận để tự đặt ra những câu hỏi cho bản thân về chủ đề mà bạn sẽ đọc. Cùng với đó, bạn hãy tìm những câu trả lời cho những câu hỏi của mình khi đọc bài. Sau khi đọc, hãy nghĩ về những thứ mà bạn đã học được trong bài và hình dung về thứ tiếp theo.

E-Establish als before you read (Xây dựng mục đích trước khi bạn đọc)

Trước khi bắt đầu một bài đọc, hãy đặt ra mục đích của việc đọc bài của bạn. Ví dụ như bạn muốn đưa ra một kết luận chung nhất của cả một đoạn văn dài dằng dặc. Hay là tìm kiếm những thông tin đặc biệt, phục vụ một mục đích riêng nào đó của mình. Việc nghĩ về mục đích sau khi đọc bài sẽ giúp bạn tìm ra được kỹ năng đọc cho bản thân.

N-Notice how your eyes and head are moving (Chú ý đến việc mắt và đầu bạn di chuyển như thế nào)

Những người đọc tốt thường sử dụng mắt, chứ không phải là đầu của họ khi đọc sách. Việc sử dụng đầu quay ra sau hay rướn lên trước sẽ khiến bạn nhanh cảm thấy mệt mỏi. Hãy cố gắng khắc phục việc di chuyển đầu bằng cách cố định khuỷu tay trên mặt bàn hay giữ đầu bằng tay của bạn. Bạn đã cảm nhận được sự chuyển động khi bạn đọc chưa? Nếu được, hãy giữ đầu bạn đứng yên khi đọc. Cùng với đó, bạn hãy cố gắng không di chuyển mắt trên toàn bộ bài đọc. Bạn nên đọc lại bài đọc khi bạn đã có mục đích, ví dụ như, đoạn trích này là "sợi dây" kết nối phần mà bạn đọc trước đó với phần mà bạn đang đọc hiện tại.

c11025e66_anh_chen_1.jpg
Luyện tập thường xuyên là điều bắt buộc

T-Try not to translate (Cố gắng đừng dịch)

Việc dịch bài sẽ làm giảm tốc độ đọc của bạn. Thay vì dịch những từ mới, trước tiên hãy đoán nghĩa của chúng. Hãy sử dụng chính những chất liệu trong văn bản (những từ ngữ xung quanh từ mới đó) và những bộ phận cấu tạo từ (tiền tố, hậu tố hay gốc từ) . Chúng sẽ giúp việc đoán nghĩa của bạn dễ dàng hơn. 

R- Read in phrases rather than word by word (Hãy đọc một cụm từ thay vì là từng từ một)

Đừng nên nhìn vào duy nhất một từ mà bạn đang đọc. Hãy rèn luyện cách đọc cả cụm từ, một nhóm từ hay cặp từ đi cùng nhau.
 
E- Engage your imagination (Hãy gắn chặt việc đọc với trí tưởng tượng của bạn)

Những người đọc Tiếng Anh tốt luôn luôn nhìn thấy những thứ mà họ đang đọc. Họ sáng tạo ngay một bộ phim trong trí óc của họ dựa trên câu chuyện đang đọc trước mắt. Khi bạn đọc, hãy cố gắng chia sẻ với bạn của mình về những hình ảnh mà bạn sáng tạo trong tâm trí của mình. 
 
A- Avoid subvocalization (Tránh việc đọc lẩm bẩm)

Việc đọc lẩm bẩm có nghĩa là đọc phát ra tiếng những từ mà bạn đang đọc nhưng không dứt khoát. Bạn phải phát âm rõ được những từ ngữ hoặc tự hình dung cách đọc chúng trong đầu mình. Mắt và não của bạn có thể đọc nhanh hơn khi bạn nói được thành tiếng. Nếu như bạn đọc lẩm bẩm, bạn chỉ có thể đọc nhanh như cách bạn nói từ đó. Khi bạn đọc, hãy thử đặt ngón tay lên môi hay cổ họng của bạn, bạn có cảm nhận thấy sự chuyển động? Nếu có, điều đó có nghĩa là bạn đang đọc lẩm bẩm. Hãy rèn luyện cách đọc mà không di chuyển môi của mình.

D-Do't worry about understanding every words (Đừng lo lắng về việc không hiểu hết ý nghĩa của từng từ)

Đôi khi, chúng ta nghĩ rằng mình phải hiểu tất cả ý nghĩa của các từ mà chúng ta đọc. Việc hiểu ý nghĩa của từng từ không quan trọng bằng việc chúng ta hiểu toàn bộ nội dung của bài đọc. Thay vì mất thời gian đi tìm hiểu ý nghĩa của những từ mới, chúng ta nên khoanh tròn chúng lại và sẽ quay trở lại tìm hiểu ý nghĩa của chúng sau khi kết thúc bài đọc.

E-Enjoy your reading (Hứng thú, yêu thích với việc đọc bài)

Sự hứng thú trong việc đọc bài sẽ phát triển qua một thời gian. Có thể hôm nay, bạn không thích đọc Tiếng Anh, nhưng khi bạn đọc nhiều, bạn sẽ dần dần thay đổi thái độ của bản thân. Đọc càng nhiều Tiếng Anh, bạn đọc càng dễ dàng hơn. Bạn sẽ thấy bản thân mình ngày càng hứng thú, yêu thích việc đọc hơn. 
 
R-Read as much as you can (Đọc nhiều nhất có thể)

Mẹo quan trọng nhất hướng tới việc trở thành một nguời đọc Tiếng Anh trôi chảy là đọc ở bất cứ mọi nơi, ở bất cứ đâu. Những người đọc Tiếng Anh tốt đọc rất nhiều. Họ đọc nhiều thể loại khác nhau: báo, tạp chí, giáo trình, website và các giáo trình nhiều cấp bậc cho người đọc Tiếng Anh. Để rèn luyện kĩ năng này, hãy giữ thói quen đọc như một "cuộc hành trình" dài hơi của bạn. Mỗi ngày, bạn hãy tạo ra một danh sách bao gồm tất cả mọi thứ mà bạn sẽ đọc trong ngày hôm đó và số lượng trang mà bạn đã đọc từng loại sách đó sau khi kết thúc. Nếu như bạn muốn đọc thành thạo, trôi chảy Tiếng Anh hơn, không có cách nào khác nài đọc nhiều hơn nữa! 

Có thể bạn sẽ không thể áp dụng được tất cả phương pháp này nhưng bạn hãy tự tìm cho mình phương án cụ thể để nâng cao chất lượng đọc Tiếng Anh của bản thân. Vì khi bạn đọc Tiếng Anh tốt thì việc nói cũng như viết của bạn sẽ được nâng cao lên rõ rệt. 

Neil J. Anderson (theo Active)
Dịch: Vân Bùi 
Truyền hình K32.A2

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN