Môi trường báo chí chuyên nghiệp tạo nên những nhà báo chân chính

(Sóng Trẻ) - Vấn đề đạo đức nghề nghiệp của nhà báo gần đây đã trở thành một chủ đề nóng được đem ra bàn luận trong nhiều cuộc hội thảo, thảo luận về báo chí. Có thể nói một môi trường báo chí chuyên nghiệp sẽ là nhân tố chính góp phần bồi dưỡng đạo đức của mỗi nhà báo.

                                        143702d91_2b7a69a0d839a69737489f5_51814974.baochivietnam.gif
                     Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trao giải cho các tác giả đoạt giải. Ảnh: Hoàng Hà.

Trong rất nhiều vấn đề được đặt ra khi bàn đến đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam hiện nay, có hai câu hỏi được nhiều người quan tâm. Đó là bằng cách nào cải thiện chất lượng rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho các nhà báo tương lai ngay trên ghế nhà trường và làm thế nào để các nhà báo giữ được phẩm chất đạo đức của mình trong bối cảnh hiện nay.

Trả lời cho câu hỏi thứ nhất, không có cách nào khác là tạo điều kiện cho sinh viên báo chí được làm nghề thực sự ngay trên ghế nhà trường. Được sớm trải nghiệm trong môi trường làm việc thực sự, sinh viên sẽ sớm có ý thức hơn về những khó khăn cũng như cám dỗ mà mình có thể gặp phải trong quá trình tác nghiệp sau này.

Quan sát thực hành của sinh viên, giáo viên có thể kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và uốn nắn các biểu hiện, xu hướng xa rời đạo đức nghề nghiệp, tránh những sai lầm mà các nhà báo tương lai có thể mắc phải sau này.

Với câu hỏi thứ hai, hơn bất kỳ điều gì, một môi trường báo chí thực sự dân chủ và chuyên nghiệp chính là chất dinh dưỡng hoàn hảo góp phần ươm trồng ý thức về đạo đức nghề nghiệp trong mỗi nhà báo.

Bất cứ ai khi bước chân vào nghề báo đều mang trong mình một khát vọng được nói thẳng, nói thật. Tuy nhiên bản lĩnh chiến thắng những cám dỗ trong đời sống để theo đuổi khát vọng đó thì không phải là điều mà ai cũng có được. Một môi trường làm báo không khuyến khích sự thật sẽ là tác nhân thúc đẩy quá trình đó.

Góp phần giúp các nhà báo có đủ dũng khí và đạo đức, các nhà quản lý cần tạo được một khung pháp lý phù hợp, khuyến khích  báo chí tham gia tích cực vào quá trình chống tiêu cực, có chế độ đãi ngộ cũng như bảo vệ nhà báo…

Bản thân người làm báo cũng cần tự trau dồi kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp. Một công dân có hiểu biết, một nhà báo giỏi sẽ biết cách tránh xa những cám dỗ tầm thường, có thể thực sự sống và đam mê cùng nghề nghiệp.

Nhật Minh
Lớp Báo mạng điện tử K.25

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật3 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN