Một số tập tục kỳ lạ trên thế giới
(Sóng Trẻ) - Thế giới quanh ta độc đáo, đa sắc, đầy ắp những điều kì lạ. Những con người, tập tục bí ẩn đã và đang tồn tại vẫn luôn đặt ra những câu hỏi cần được khám phá và giải mã.
1. Tục bó chân “Gót sen ba tấc” của phụ nữ Trung Quốc cổ
Tục bó chân của phụ nữ Trung Quốc bắt đầu xuất hiện từ thời nhà Tống, phát triển hơn vào thời Đường nhưng thịnh hành nhất là vào thời nhà Thanh. Tục bó chân tồn tại ở Trung Quốc mãi cho đến năm 1911 mới được bãi bỏ vì lý do chúng tách ra khỏi giá trị thẩm mĩ và đạo đức.
Những bé gái trong độ tuổi 5-6 muốn muốn tham gia các cuộc tỉ thí nhan sắc, tìm được đức lang quân như ý, và được nể trọng thì đều phải bó chân từ nhỏ.
Hình ảnh kì dị của bàn chân bị bó
Kích thước lý tưởng của một đôi bàn chân đẹp là 7,5cm (kích thước của đôi gót sen vàng). Vì vậy, sự tăng trưởng chiều dài của bàn chân sẽ bị ngăn lại. Để làm được như vậy, người ta dùng một mảnh vải đẹp, được dệt chắc chắn, bọc chặt chẽ quanh đôi bàn chân của các bé gái để hạn chế sự phát triển của xương bàn chân. Một thời gian sau, chân dưới sự kìm hãm của miếng vải sẽ trở nên biến dạng, đau đớn vô cùng. Thậm chí thịt còn bì thối rữa khi móng chân đâm vào thịt.
Xương chân bó “Gót sen ba tấc” bị biến dạng.
Hình ảnh của môt phụ nữ quý tộc bó chân của Trung Quốc
Chỉ có ngón chân cái được đẻ nguyên vẹn, bốn ngón còn lại bị ép chặt vào nhau, quặp xuống phía dưới lòng bàn chân, sao cho sau hơn một năm xương nát theo khuôn giày là đạt chuẩn.
Trong thời gian đôi chân bị bó cứng ngắc, người phụ nữ chỉ có thể nằm một chỗ, không được di chuyển vì trong những năm đầu, chân bị bó sẽ đau nhức khủng khiếp. Sau nhiều năm xương chân cũng bị bẻ cong thành hình gót sen, dù không được tháo dải băng ra nhưng bàn chân cũng đã bị chai sạn. Lúc này, các cô gái có thể bước đi duyên dáng trong các cuộc thi sắc đẹp dành cho quý tộc với những đôi giày vải thêu hoa nhỏ nhắn, vừa vặn với đôi chân tí hon.
Đôi giày hoa huệ được thịnh hành trong giới quý tộc Trung Quốc xưa
Ngày nay, tục bó chân đã bị cấm ở Trung Quốc, tuy nhiên vẫn còn một số vùng hẻo lánh vẫn còn những cụ bà có “gót sen ba tấc” – di chứng một thời của hủ tục.
2. Vẻ đẹp kì lạ của phụ nữ bộ tộc Surma
Bộ tộc Surma ở Ethiopia hiện nay vẫn có cuộc sống như những người nguyên thủy. Họ ở nhà đắp bằng đất hoặc lều rơm. Sống nhờ vào việc chăn nuôi gia súc, săn bắn, hái lượm. Nhưng điều đặc biệt chính là những người phụ nữ nơi đây, họ có những cách làm bản thân xinh đẹp rất kì lạ.
Hình ảnh của một phụ nữ được coi là hoa hậu của bộ tộc
Ngay từ khi người con gái đến tuổi dậy thì, họ sẽ bị đục một cái lỗ ở môi dưới. Sau đó, họ đưa một chiếc đĩa qua lỗ đó và kích thước của chiếc đĩa sẽ lớn dần theo độ tuổi của cô gái. Ai sở hữu chiếc đĩa căng môi lớn nhất sẽ được coi là hoa hậu của bộ tộc. Các chàng trai đều mơ ước lấy được người vợ xinh đẹp, có chiếc đĩa lớn nhất ở môi. Vì vậy, họ không ngần ngại tranh giành, thậm chí còn đánh nhau đổ máu để có được cô gái ấy.
Không chỉ căng môi, những người phụ nữ bộ tộc Surma còn xăm mình. Họ xăm những hình thù kì quái trên người, đặc biệt là vùng ngực để làm cho cơ thể mình hấp dẫn. Nài ra, họ còn đeo các đồ trang sức như: sừng hươu, vỏ ốc, nanh hổ…
Vẻ đẹp “hấp dẫn” của phụ nữ bộ tộc Surma
Người Surma sống rải rác trên các ngọn núi phía Tây Nam Ethiopia. Đến nay họ vẫn duy trì hủ tục kì dị này và không hề có ý định tiếp xúc với thế giới văn minh.
3. Bộ lạc hun người chết thành xác ướp
Trên Thế giới có vô số dân tộc với những cách ướp xác khác nhau. Nhưng bộ tộc Dani, thung lũng Baliem, Indonesia lại là bộ tộc còn lưu giữ lại cách ướp xác hoang dã nhất thế giới.
Điều thú vị thu hút nhiều nhà khoa học đến với bộ lạc này đó là những xác ướp của các vị tù trưởng. Họ được coi là linh hồn của cả ngôi làng, một ông vua con, người lãnh đạo bộ tộc chiến đấu trong các cuộc đi săn đầu người, là người dũng cảm, gan dạ nhất bộ lạc.
Sau khi họ chết đi, người kế tục chức vụ sẽ có nhiệm vụ thiêng liêng là ướp xác tù trưởng, với mục đích ghi nhớ công lao của ông và mong rằng tù trưởng luôn bên cạnh bảo vệ dân làng.
Xác ướp của vị tù trưởng quá cố trong tư thế ngồi
Người được chọn kế vị sẽ khoét hông để moi nội tạng của tù trưởng. Đặt ông ở tư thế ngồi, bó lại và đưa lên gác bếp cao khoảng 1 – 1,5m. Khói bếp sẽ bay lên xác vị tù trưởng và hơi nóng của lửa sẽ làm cho nước trong người bốc hơi, mỡ chảy qua lỗ khoét ở hông, nếu mỡ đọng lại người hun xác sẽ dùng kim nhọn chọc để chúng chảy ra nài.
Quá trình hun diễn ra từ 1 đến 3 tháng. Lúc này, vị tù trưởng chỉ còn lại cái xác khô quắt lại, màu đen bóng. Điều này đã thu hút được rất nhiều khách du lich cũng như các nhà khoa học đam mê khám phá.
Xác ướp còn nguyên hình dạng sau 500 năm.
Không chỉ có tục ướp xác kì lạ, bộ tộc Dani còn rất nhiều hủ tục man rợn như: phụ nữ phải cắt một ngón tay khi người thân qua đời, hay tục không mặc quần áo, đàn ông dùng vỏ bầu để che còn đàn bà thì dùng cỏ. Dù ngày nay du lịch khá phát triển nơi đây nhưng những người dân vẫn giữ những phong tục đó và không muốn tiếp cận với cuộc sống văn minh, hiện đại hơn.
Vũ Thị Tố Uyên (tổng hợp)
Phát thanh K31
Cùng chuyên mục
Bình luận