MUỐN NGHE TỐT TIẾNG ANH, HÃY HỌC LẠI TỪNG ÂM MỘT

(Sóng trẻ) - Đã bao giờ bạn thắc mắc những kí hiệu rắc rối, khó hiểu đằng sau mỗi từ vựng trong từ điển là gì và tại sao người ta lại in thêm vào đó? Đó chính là bí mật giúp bạn có thể cải thiện khả năng nghe nói nại ngữ. 

Mỹ Linh, sinh viên Học viện Bưu chính viễn thông (Hà Nội) hàng tháng mất vài triệu đồng cho các khóa học tiếng anh tại các trung tâm. Tuy được học từ những ngày cấp I thế nhưng tới tận bây giờ, khả năng nghe nói của Linh cũng chỉ ở mức trung bình và thường mất một khoảng thời gian để định hình người nước nài đang nói gì khi giao tiếp. Không chỉ Linh mà rất nhiều bạn sinh viên đang gặp phải vấn đề này, mặc dù đã học tiếng Anh trên dưới 10 năm. 

Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao học Tiếng Anh từ bé đến lớn vẫn không thể hiểu người bản xứ nói gì? Khi xem một bộ phim Mỹ, nghe một ca khúc tiếng anh, nhiều người cho rằng họ nói quá nhanh và toàn từ khó hiểu. Nhưng khi đọc phụ đề hay lời bài hát thì mới phát hiện ra rất nhiều từ phổ biến và bạn có thể hiểu nội dung của toàn bộ chương trình mình vừa xem. Lý do rất đơn giản, đó là bởi vì bạn phát âm sai hoặc phát âm không đúng trọng tâm khiến cho khi bạn nghe thấy cách phát âm chuẩn, bạn hoàn toàn không hiểu và nghĩ rằng đó là từ mới. 

Ví dụ như từ “education” (giáo dục), có rất nhiều bạn phát âm “e đu” nhưng thực ra phát âm đúng phải là “e dzu” (/edʒuˈkeɪʃn/). Hay như từ “purpose” (mục đích), nếu không tra từ điển kĩ phần phiên âm thì chắc chắn có nhiều bạn phát âm là “pơ pâu” vì đuôi “pose” thường được phát âm là /pəʊz/ trong từ pose, suppose hay propose. Tuy nhiên phát âm chuẩn của từ “purpose” phải là /ˈpɜːpəs/. Đây là những từ hoàn toàn phổ biến và rất quen thuộc từ khi chúng ta bắt đầu học Tiếng anh nhưng vẫn có rất nhiều người phát âm sai hai từ này.

Những kí hiệu rắc rối như /edʒuˈkeɪʃn/ hay /ˈpɜːpəs/ là những kí hiệu trong bảng phiên âm quốc tế IPA (International Phonetic Alphabet). Và chắc có lẽ không phải ai cũng có thể đọc đúng tất cả những kí hiệu này. 

8d8804171_m.jpg
Bảng phiên âm quốc tế IPA bao gồm nguyên âm và phụ âm

Trong tiếng anh có hai thành phần chính là  nguyên âm (vowel) và phụ âm (consonant). Mỗi âm tiết lại có một cách phát âm, một khẩu hình đọc khác nhau. Trong một số từ đặc biệt, cách phát âm có thể khác nhau hoặc là âm câm. Nhiều từ có danh và động giống nhau nhưng cách đọc và trọng âm lại khác nhau. Chính vì vậy nếu không tra từ điển thì bạn khó có thể phát âm chính xác được. 

Chị Linh, giáo viên dạy IELTS ở quận Đống Đa – Hà Nội, cho biết: “Ở Việt Nam trẻ em thường học nói tiếng anh theo kiểu bắt chiếc, nhại lại những gì thầy cô nói. Chỉ khi lớn lên được dạy về phiên âm mới bắt đầu phát âm chuẩn được. Bởi vậy khi giao tiếp với người nước nài, đặc biệt là người nói giọng Anh chuẩn, thì sẽ khó có thể hiểu do ngữ điệu, cách luyến láy nhấn mạnh những từ quan trọng của họ”.

Phát âm là bước quan trọng tạo ra nền tảng để bạn có thể học tốt thứ ngôn ngữ toàn cầu này. Không chỉ các trường Đại học mà nhiều trung tâm hiện nay cũng chú trọng phát triển kĩ năng cơ bản này giúp bạn có thể phát âm chuẩn những từ mới gặp khi chỉ cần nhìn vào phiên âm. 

Hãy tưởng tượng mình cũng giống như những em học sinh lớp 1, trước khi học đọc học viết, các em phải học đánh vần từng âm từng từ một, phải phát âm sao cho thật chuẩn, không bị nói ngọng hay nói vấp. Bạn cũng hãy mở từ điển ra, nghe và học lại cách phát âm chuẩn từng từ, kể cả với những từ bạn đã biết. Khi có thể đọc chuẩn từng từ một, hãy bắt đầu đọc chuẩn từng câu rồi từng đoạn ngắn. Vì đã nắm vững cách phát âm chuẩn, trọng âm hay các tiền hậu tố của một từ, cách nói của bạn cũng sẽ có ngữ điệu hơn và trôi chảy hơn và bạn có thể nối âm dễ dàng và thành thạo. 

Khi học phát âm, bạn nên chọn những trang web hay phần mềm uy tín để có được hiệu quả tốt nhất. Các bạn có thể tham khảo từ điển online của Đại học Oxford – trang web có cách phát âm theo giọng Anh – Anh và Anh – Mỹ hay từ điển Cambridge… Nài ra có thể xem các chương trình giải trí hay các bộ phim hài, phim hoạt hình ngắn, dễ hiểu để tăng vốn từ vựng cũng như học cách phát âm, cách sử dụng từ ngữ của người bản địa.  
Nguyễn Ngọc Thu

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật5 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN