Mỹ đẩy mạnh phân tích mã gen bệnh COVID-19, dự đoán đợt bùng phát mới trong tương lai

(Sóng trẻ) - Các nhà khoa học tại New York, Mỹ bắt đầu đẩy mạnh phân tích vật liệu di truyền mới của COVID-19, dự đoán các đợt bùng phát trong tương lai

Tương tự các tổ chức trên khắp thế giới, công việc của học đã góp phần tham gia vào nỗ lực tìm kiếm nguồn gốc của loại virus nguy hiểm bậc nhất. Qúa trình nghiên cứu cho phép họ mã hóa trình tự bộ gen của các mẫu virus. Thông qua việc tổng hợp dữ liệu trực tuyến trên phạm vi toàn cầu cho phép các nhà nghiên cứu phát hiện những sự khác biệt giữa những chủng khác nhau, tiến tới khống chế sự lây lan của đại dịch.

Chia sẻ với Reuters, tại Phòng thí nghiệm Y tế Công cộng ở Manhattan, bác sĩ Oxiris Barbot- Ủy viên y tế của thành phố New York cho biết: “Việc giải mã trình tự bộ gen có thể giúp làm giảm bất kỳ sự bùng phát của chủng virus này trong tương lai”.

Trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học tham gia nghiên cứu đều phải trang bị đồ bảo hộ. Họ mặc những trang phục bảo hộ màu xanh và đeo tấm chắn giọt bắn ngăn COVID-19. Bên nài phòng thí nghiệm, những cánh cửa được dán chi chi các cảnh báo nguy hiểm và những quy tắc về phòng ngừa an toàn.

ed3bcacdf_khuyen_cao.png

Những khuyến cáo đảm bảo quá trình nghiên cứu được diễn ra an toàn 

ed3bcacdf_nghien_cuu.png

Tại cơ sở y tế của thành phố New York, các nhà khoa học tiến hành xét nghiệm mẫu vật phẩm được lấy từ những bệnh nhân nhiễm COVID-19 

Tại một khu vực khác, các hoạt động xét nghiệm, chuẩn đoán COVID-19 đồng thời diễn ra. Họ cho biết, những nỗ lực tìm kiếm vắc-xin đang trên đà cam do các mẫu vật phẩm gửi từ bệnh viện thành phố không có cơ sở xét nghiệm riêng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, bộ gen của coronavirus mới bao gồm: một chuỗi axit ribonucleic đơn hoặc RNA, một chuỗi các phân tử cơ sở di truyền đặc biệt đôi khi được mô tả bằng các nuclêôtít. Chúng được virus sử dụng để chiếm quyền điều khiển bộ máy tế bào của vật chủ và tạo ra các bản sao của chính nó.

Bốn loại nuclêôtít khác nhau tạo thành một chuỗi RNA được các nhà di truyền học gọi là C, U, A, G. Bộ gen coronavirus mới dài khoảng 30.000 nuclêôtít, nhỏ hơn 3 tỷ nuclêôtít tạo nên DNA, hay axit deoxyribonucleic trong bộ gen người.

Khi virus tự nhân lên bên trong vật chủ, nó có thể tạo ra các lỗi sao chép nhỏ làm thay đổi trình tự ADN di truyền. Những đột biến này được truyền tiếp tục thực hiện quá trình tự nhân đôi và tạo ra một loại cấu trúc di truyền.

Các nhà khoa học tại Trường Y khoa Grossman, Đại học New York khi tiến hành giải trình tự các mẫu virus đã đưa ra suy luận: Biến thể của virus thống trị ở Thành phố New York - trung tâm của một trong những đợt bùng phát nguy hiểm nhất thế giới đã tìm đến Châu Âu.

Một nhà nghiên cứu cho biết, cô đã chia sẻ kết quả vớ các đồng nghiệp trên khắp thế giới thông qua cơ sở dữ liệu GISAID có trụ ở Đức- một phần mền được tạo ra để theo dõi dòng virus. Cô cho biết, các quan chức y tế cũng đã sử dụng các dữ liệu này để xác định biện pháp tối ưu nhất.

Như vậy, hầu hết các đột biến này không ảnh hưởng đến tốc độ nhân bản của virus. Tuy nhiên, họ sẽ tiếp tục nghiên cứu để tìm ra những biểu hiện lâm sàng khống chế chúng, tiến tới việc điều chế vắc- xin và cuối cùng là phát hiện các đợt bùng phát trong tương lai.

Hồng Nhung (Theo CNN)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN