Năm “Rô-bốt”

(Sóng trẻ) - Giải nhất trong cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc lần thứ nhất năm 2004 - 2005 (Robocom DNN5) là thành công đầu tiên và cũng là động lực đưa chàng “rô bốt” 20 tuổi Nguyễn Hữu Năm đến với cơ khí và chế tạo máy. Mở xưởng sản xuất riêng về các loại máy dùng cho nghề mộc như: máy bào gầm, máy soi, máy đục thuỷ lực… mới đây, Năm đã cho ra lò sản phẩm mới “máy soi trục đứng” với nhiều tính năng vượt trội hơn hẳn so với dòng máy đang có trên thị trường...

Giải nhất trong cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc lần thứ nhất năm 2004 - 2005 (Robocom DNN5) là thành công đầu tiên và cũng là động lực đưa chàng “rô bốt” 20 tuổi Nguyễn Hữu Năm đến với cơ khí và chế tạo máy. Mở xưởng sản xuất riêng về các loại máy dùng cho nghề mộc như: máy bào gầm, máy soi, máy đục thuỷ lực… mới đây, Năm đã cho ra lò sản phẩm mới “máy soi trục đứng” với nhiều tính năng vượt trội hơn hẳn so với dòng máy đang có trên thị trường...

Từ anh chàng “rô bốt” “lang thang” học hỏi…

Lâu nay, cái tên Năm “rô bốt” đã trở nên quen thuộc với người dân xóm Mạ, Trường Yên, Chương Mỹ. Bởi vậy, tôi nhanh chóng tìm được nhà Năm nhờ sự chỉ dẫn nhiệt tình của bà con. Xưởng của anh đặt ngay trước nhà với diện tích không lớn. Ở đây có bảy người thợ. Thật khó để nhận ra “ông chủ” Năm trong số đó bởi tất cả đều đang bận rộn và lấm dầu mỡ.

Chàng thanh niên nhỏ bé, nước da ngăm đen đặc biệt là đôi mắt sáng thông minh và giọng nói đầy tự tin bối rối gãi đầu khi được hỏi về biệt danh là lạ kia. Đó là Năm. Anh cười: “Đấy là sau khi đạt giải ở cuộc thi sáng tạo robocom, bạn bè gọi trêu đùa, rồi trở thành biệt danh luôn”.

Là con thứ năm trong gia đình có sáu anh em trai, cả gia đình Năm sống dựa vào xưởng mộc nhỏ của bố và gánh bún rong của mẹ. Anh em Năm đều nghỉ học sớm ở nhà phụ giúp bố. Theo lời kể của mẹ Năm, ngay từ nhỏ cậu đã tỏ ra rất khéo tay, biết  tự làm đồ chơi cho mình. 12 tuổi, Năm đã chế tạo máy xúc mini bằng những phế liệu nhặt được. Năm tham gia cuộc thi sáng tạo robocom khá tình cờ. Biết thông tin về cuộc thi qua truyền hình, lại đúng lúc em trai mình vừa tạo được chú rô-bốt đặc biệt, người anh của Năm đã đăng kí dự thi cho em. Giành giải nhất trong “Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc lần thứ nhất” với sự đánh giá rất cao của Ban giám khảo là một bất ngờ, cũng là niềm vui lớn đối với cả gia đình. Và chính phút giây đăng quang ấy đã gắn bó Năm với những chiếc máy.

Phụ giúp công việc trong xưởng, nhìn bố và các anh vất vả với dụng cụ làm mộc thô sơ, trong đầu Năm  tràn ngập ý tưởng về những chiếc máy thay thế nhân công với hiệu quả gấp 4 đến 5 lần. Với chiếc xe máy cũ của bố, Năm  rong ruổi tìm đến các xưởng sản xuất máy để tham khảo cách làm, nhiều khi là xin một chân làm thuê để học hỏi. Chưa có điều kiện để mua máy sản xuất linh kiện, Năm phải tìm đến các xưởng đặt làm từng bộ phận rồi về tự lắp ráp và bán. Từ một, rồi hai máy và cứ thế tăng dần, nhiều người tìm đến đặt mua máy của Năm vì giá thành rẻ mà hiệu quả lại hơn hẳn máy hiện có.

 …Đến “ông chủ” xưởng chế tạo máy


Từ khởi đầu nho nhỏ đó, Năm tiết kiệm được một khoản tiền. Cộng với sự giúp đỡ của bố và các anh, cậu mạnh dạn mua hai máy sản xuất linh kiện, thuê nhân công, và “khai trương” cái xưởng sản xuất nhỏ của mình vào đầu tháng 7 vừa qua. Năm rất tự hào “khoe” về những chiếc máy được sản xuất tại xưởng như: máy bào gầm, máy đục trục vuông, máy đục thuỷ lực… So với những máy khác trên thị trường thì giá thành máy của Năm chỉ bằng một nửa mà hiệu quả rất cao. Thật lạ là chàng thanh niên 20 tuổi ấy chưa hề học qua một trường lớp đào tạo nào, nhưng tất cả các thông số kĩ thuật đều chính xác. Xưởng của Năm hiện trung bình một tháng sản xuất được 4 máy hoàn chỉnh, trừ những khoản phí chi trả cho nhân công và nguyên liệu, Năm để ra được 5 triệu đồng mỗi máy. Tuy vậy, để mở rộng quy mô sản xuất vẫn cần nguồn vốn lớn, đó là thử thách không nhỏ chút nào.

Hiện nay, Năm đang tập trung sản xuất 20 chiếc máy soi trục đứng. Đây là sản phẩm mới nhất và ăn khách nhất của xưởng. Loại máy này chuyên soi gỗ làm cửa, nài ra có thể soi gỗ làm tủ bếp hoặc cầu thang. Máy cho sản phẩm sắc nét nhờ sự kết hợp nhiều máy trong một, gọn, đẹp, chắc chắn, không kén gỗ và giá thành hợp lý. Xưởng của Năm đã xuất 7 máy, được khách hàng đánh giá rất cao.             

Nói về những dự định cho tương lai, Nguyễn Hữu Năm không giấu một hoài bão lớn: thành lập một công ty chế tạo máy để đưa sản phẩm của mình ra thị trường quốc tế. Một ước mơ thật đẹp nhưng không dễ thực hiện. Nhưng dường như Năm không nghĩ đó chỉ là mơ ước viển vông…                                

Lê Hương
                                                                                   Lớp phát thanh K.26
                                                                 Học viện Báo chí và Tuyên truyền
 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN