Nét đẹp miền quan họ trong chiều Hội Lim
(Sóng trẻ) - “Mấy khi khách đến chơi nhà. Đốt than, quạt nước, pha trà mời người xơi. Trà này quý vậy người ơi. Mỗi người một chén cho tôi vui lòng. Em muốn cho sông cạn đất liền. Để em đi lại kẻo phiền đò giang…”. Cứ mỗi dịp Hội Lim, lời bài hát “Khách đến chơi nhà” lại vang rền nền nẩy, khiến du khách thập phương về Kinh Bắc dự hội càng thêm nồng say câu ca của người quan họ.
Hội Lim là một trong những lễ hội thể hiện rõ nét nhất tinh hoa của người Quan họ, khơi dậy lòng tự hào về truyền thống văn hóa lâu đời của quê hương Kinh Bắc. Hội Lim sẽ được tổ chức trong 2 ngày, ngày 12 và 13 tháng Giêng âm lịch hàng năm, tại 3 xã thuộc tổng Nội Duệ xưa, nay là xã Nội Duệ, Liên Bão và thị trấn Lim, trong đó trung tâm lễ hội là đồi Lim - thị trấn Lim. Từ ngày 12, các làng thuộc Nội Duệ, Liên Bão, thị trấn Lim mở cửa đình, đền, chùa tổ chức tế lễ dâng hương.
Hội Lim là một trong những lễ hội thể hiện rõ nét nhất tinh hoa của người Quan họ, khơi dậy lòng tự hào về truyền thống văn hóa lâu đời của quê hương Kinh Bắc. Hội Lim sẽ được tổ chức trong 2 ngày, ngày 12 và 13 tháng Giêng âm lịch hàng năm, tại 3 xã thuộc tổng Nội Duệ xưa, nay là xã Nội Duệ, Liên Bão và thị trấn Lim, trong đó trung tâm lễ hội là đồi Lim - thị trấn Lim. Từ ngày 12, các làng thuộc Nội Duệ, Liên Bão, thị trấn Lim mở cửa đình, đền, chùa tổ chức tế lễ dâng hương.
Hội Lim, một lễ hội lớn của Bắc Ninh
8h sáng ngày 13/1 Âm lịch hàng năm, Hội Lim được mở đầu bằng lễ rước. Đoàn rước với đông đảo người dân tham gia trong những bộ lễ phục ngày xưa, sặc sỡ sắc màu và cũng vô cùng cầu kì, đẹp mắt kéo dài tới cả gần cây số. Trong ngày lễ, có nhiều nghi thức và tục trò dân gian nổi tiếng, trong đó có tục hát thờ hậu. Toàn thể quan viên, hương lão, nam đinh của các làng xã thuộc tổng Nội Duệ phải tề tựu đầy đủ tại lăng Hồng Vân để tế lễ hậu thần. Trong khi tế có nghi thức hát quan họ thờ thần.
Để hát thờ, các liền anh,liền chị quan họ nam và nữ của tổng Nội Duệ đứng thành hàng trước cửa lăng hát vọng vào. Trong khi hát, họ chỉ được hát những giọng lề lối để ca ngợi công lao của thần. So với ngày xưa, lượng du khách thập phương đến với hội Lim giờ đã đông hơn rất nhiều do phương tiện đi lại cũng như các tuyến đường cao tốc đã được mở rộng. Và Hội Lim được biết đến là nơi tụ hội nhiều liền anh, liền chị nhất của xứ Kinh Bắc ngày xưa và tỉnh Bắc Ninh ngày nay, đồng thời nó cũng lễ hội lớn nhất trong vùng.
Khi đến với hội Lim, du khách sẽ cảm nhận được sự đặc biệt mà ở các lễ hội khác không có: được sự chỉ đạo của Phòng văn hóa Huyện, họ sẽ lập ra các lán trại để hát phục vụ cho lễ hội. Thường thường sẽ có 2 làng vào 1 lán và mỗi làng lại chọn ra 5-10 cặp liền anh, liền chị tập trung ở lán trại của mình phục vụ nhu cầu của khách đến với lễ hội.
Để hát thờ, các liền anh,liền chị quan họ nam và nữ của tổng Nội Duệ đứng thành hàng trước cửa lăng hát vọng vào. Trong khi hát, họ chỉ được hát những giọng lề lối để ca ngợi công lao của thần. So với ngày xưa, lượng du khách thập phương đến với hội Lim giờ đã đông hơn rất nhiều do phương tiện đi lại cũng như các tuyến đường cao tốc đã được mở rộng. Và Hội Lim được biết đến là nơi tụ hội nhiều liền anh, liền chị nhất của xứ Kinh Bắc ngày xưa và tỉnh Bắc Ninh ngày nay, đồng thời nó cũng lễ hội lớn nhất trong vùng.
Khi đến với hội Lim, du khách sẽ cảm nhận được sự đặc biệt mà ở các lễ hội khác không có: được sự chỉ đạo của Phòng văn hóa Huyện, họ sẽ lập ra các lán trại để hát phục vụ cho lễ hội. Thường thường sẽ có 2 làng vào 1 lán và mỗi làng lại chọn ra 5-10 cặp liền anh, liền chị tập trung ở lán trại của mình phục vụ nhu cầu của khách đến với lễ hội.
Cô Phạm Thị Sinh-1 liền chị quan họ của làng Duệ Đông, đã có hơn chục năm tham gia lán trại, cho biết: “Phòng văn hóa huyện sẽ chỉ đạo lập ra các lán trại. Thường thường sẽ có 2 làng vào 1 lán và mỗi làng lại chọn ra 5-10 cặp liền anh, liền chị tập trung ở lán trại của mình phục vụ nhu cầu của khách đến với lễ hội từ sáng 12 và kết thúc vào đêm 13. Hầu như cả ngày 12 cô đều hát phục vụ cho khách đến 12h đêm mới được nghỉ vì là nhiều khi nhạc công mệt nhưng khách vẫn yêu cầu hát thì mình vẫn nhiệt tình phục vụ. Khách thập phương nhiều người họ thích nghe hát đối đáp không có nhạc, đúng chất quan họ cổ nên dù đã muộn nhưng họ vẫn nán lại để nghe hoặc ghi âm. Nói chung là khách đã thích thì mình cũng không muốn từ chối và phục vụ đến khi hết khách.”
Những làn điệu Quan họ được truyền giữ từ bao đời, qua bao kỳ hội luôn làm say lòng người bởi vẻ mặn nồng, nghĩa tình, e ấp từ lời từ điệu và càng đằm thắm hơn qua chất giọng đặc trưng của liền anh, liền chị xứ này. Có lẽ cũng vì thế mà nét đặc sắc nhất và được chờ đợi nhất trong hội năm vừa rồi chính là một kỷ lục quốc gia đã được xác lập – kỷ lục “nhiều người mặc trang phục quan họ và cùng hát dân ca quan họ Bắc Ninh nhất”.
Giai điệu quan họ vang lên trong chiều Hội Lim
Ông Nguyễn Hữu Trọng, Chủ tịch Hội những người yêu dân ca quan họ Bắc Ninh cho rằng: “Sau khi sáng lập kỷ lục, một lần nữa chúng tôi lại có cơ hội khẳng định với toàn thế giới rằng: Quan họ có sức lan tỏa mạnh mẽ. Tôi cho đây là 1 kì tích.”
Từ lâu, quan họ đã trở thành nét văn hóa đặc trưng, là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với người dân của những làng quan họ. Song, dường như nó đang dần bị lãng quên theo thời gian, đặc biệt là với giới trẻ hiện nay. Chính vì vậy mà việc bảo tồn nét văn hóa này ngày càng được đề cao. Thực tế là việc thành lập ra các CLB hát quan họ cũng như mở các lớp dạy hát. Và CLB Quan họ người cao tuổi huyện Tiên Du là 1 minh chứng cho điều đó.
Tại các lán hát được dựng trên đồi Lim, các liền chị xinh tươi, duyên dáng, thướt tha trong trang phục áo tứ thân mớ ba mớ bảy, nón thúng quai thao, đầu quấn khăn mỏ quạ, tươi tắn, nền nã bên các liền anh trang trọng, thanh lịch với áo the, khăn xếp, ô lục soạn, cùng nhau cất cao câu quan họ, mời bạn, mời khách trong ngày đầu xuân gặp gỡ.
Những làn điệu Quan họ được truyền giữ từ bao đời, qua bao kỳ hội luôn làm say lòng người bởi vẻ mặn nồng, nghĩa tình, e ấp từ lời từ điệu và càng đằm thắm hơn qua chất giọng đặc trưng của liền anh, liền chị xứ này. Có lẽ cũng vì thế mà nét đặc sắc nhất và được chờ đợi nhất trong hội năm vừa rồi chính là một kỷ lục quốc gia đã được xác lập – kỷ lục “nhiều người mặc trang phục quan họ và cùng hát dân ca quan họ Bắc Ninh nhất”.
Giai điệu quan họ vang lên trong chiều Hội Lim
Ông Nguyễn Hữu Trọng, Chủ tịch Hội những người yêu dân ca quan họ Bắc Ninh cho rằng: “Sau khi sáng lập kỷ lục, một lần nữa chúng tôi lại có cơ hội khẳng định với toàn thế giới rằng: Quan họ có sức lan tỏa mạnh mẽ. Tôi cho đây là 1 kì tích.”
Từ lâu, quan họ đã trở thành nét văn hóa đặc trưng, là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với người dân của những làng quan họ. Song, dường như nó đang dần bị lãng quên theo thời gian, đặc biệt là với giới trẻ hiện nay. Chính vì vậy mà việc bảo tồn nét văn hóa này ngày càng được đề cao. Thực tế là việc thành lập ra các CLB hát quan họ cũng như mở các lớp dạy hát. Và CLB Quan họ người cao tuổi huyện Tiên Du là 1 minh chứng cho điều đó.
Những thành viên đều đặn hai buổi một tuần, không bao giờ vắng mặt trong các buổi sinh hoạt. CLB tập trung toàn bộ các anh hai, chị hai tuổi từ 55-60, thậm chí từ 70-75 tuổi vẫn tham gia hát cho các lán trại. Gác lại sự vất vả của công việc, họ đến đây để được nghe truyền dạy lời hát mới sưu tầm và hát cho nhau nghe. Cùng với đó là CLB dạy hát cho các em tuổi từ 5-15. CLB đã thu hút đông đảo các bé tham gia. Bé Ngô Thị Thảo Nhi, học sinh lớp 3A trường Tiểu học Nội Duệ-1 thành viên nhiệt tình của CLB nhí nhảnh chia sẻ: “Dạ con thấy quan họ rất hay và sau này lớn lên con muốn trở thành một liền chị quan họ”.
Trong nhiều giải pháp để bảo tồn, phát huy giá trị của quan họ, tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo và tạo điều kiện cho cấp ủy, chính quyền các địa phương trong việc khôi phục, giữ gìn, phát triển hình thức sinh hoạt văn hóa quan họ truyền thống; điều tra, sưu tầm, nghiên cứu không gian văn hóa, tổ chức các hội thảo khoa học về quan họ; kiểm kê toàn bộ di sản văn hóa quan họ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; tổ chức phục dựng lại toàn bộ hình thức hát đối đáp cổ truyền ở các làng quan họ; tập hợp các nghệ nhân quan họ còn lại thành từng nhóm, sử dụng họ làm hạt nhân cho phong trào ca hát quan họ ở cơ sở; đầu tư kinh phí mở lớp học hát quan họ ở các làng có phong trào hát quan họ...
Về với Hội Lim là về với một trời âm thanh, thơ và nhạc náo nức không gian đến xao xuyến lòng người. Những áo mớ bảy mớ ba, nón ba tầm, quai thao, dải yếm lụa sồi, những ô lục soạn, khăn đóng, áo cặp the hoa gấm... như ẩn chứa cả sức sống mùa xuân của con người và tạo vật. Cách chơi hội của người quan họ vùng Lim cũng là cách chơi độc đáo, mỗi cử chỉ giao tiếp đã mang trong nó một sắc thái văn hoá cao. Hội Lim luôn để lại trong lòng người đi hội một cái gì đẹp lắm. Đó chính là nét đặc sắc của nền văn hoá truyền thống lâu đời ở xứ Bắc và dân ca Quan họ trở thành tài sản văn hoá chung của dân tộc Việt.
Du xuân trên miền Quan họ, thưởng thức nét văn hóa độc đáo, đặc sắc của hội Lim trong không gian văn hóa phi vật thể nhân loại là sự hài lòng cho mỗi du khách gần xa. Từ sự thành công của lễ hội năm nay, Hội Lim ngày càng có sức cuốn hút và lan tỏa mạnh mẽ, để câu hát “Người ở đừng về” của người Quan họ sẽ mãi vấn vương mỗi người tới mùa hội sau...
Và đến lúc phải về, cuộc chia tay thật khó dứt, vì lời ca bao giờ cũng như níu chân khách lại:
Trong nhiều giải pháp để bảo tồn, phát huy giá trị của quan họ, tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo và tạo điều kiện cho cấp ủy, chính quyền các địa phương trong việc khôi phục, giữ gìn, phát triển hình thức sinh hoạt văn hóa quan họ truyền thống; điều tra, sưu tầm, nghiên cứu không gian văn hóa, tổ chức các hội thảo khoa học về quan họ; kiểm kê toàn bộ di sản văn hóa quan họ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; tổ chức phục dựng lại toàn bộ hình thức hát đối đáp cổ truyền ở các làng quan họ; tập hợp các nghệ nhân quan họ còn lại thành từng nhóm, sử dụng họ làm hạt nhân cho phong trào ca hát quan họ ở cơ sở; đầu tư kinh phí mở lớp học hát quan họ ở các làng có phong trào hát quan họ...
Về với Hội Lim là về với một trời âm thanh, thơ và nhạc náo nức không gian đến xao xuyến lòng người. Những áo mớ bảy mớ ba, nón ba tầm, quai thao, dải yếm lụa sồi, những ô lục soạn, khăn đóng, áo cặp the hoa gấm... như ẩn chứa cả sức sống mùa xuân của con người và tạo vật. Cách chơi hội của người quan họ vùng Lim cũng là cách chơi độc đáo, mỗi cử chỉ giao tiếp đã mang trong nó một sắc thái văn hoá cao. Hội Lim luôn để lại trong lòng người đi hội một cái gì đẹp lắm. Đó chính là nét đặc sắc của nền văn hoá truyền thống lâu đời ở xứ Bắc và dân ca Quan họ trở thành tài sản văn hoá chung của dân tộc Việt.
Du xuân trên miền Quan họ, thưởng thức nét văn hóa độc đáo, đặc sắc của hội Lim trong không gian văn hóa phi vật thể nhân loại là sự hài lòng cho mỗi du khách gần xa. Từ sự thành công của lễ hội năm nay, Hội Lim ngày càng có sức cuốn hút và lan tỏa mạnh mẽ, để câu hát “Người ở đừng về” của người Quan họ sẽ mãi vấn vương mỗi người tới mùa hội sau...
Và đến lúc phải về, cuộc chia tay thật khó dứt, vì lời ca bao giờ cũng như níu chân khách lại:
Người ơi, người ở đừng về….
Ngô Ngọc
Lớp Phát Thanh K31
Ảnh: Internet
Lớp Phát Thanh K31
Ảnh: Internet
Cùng chuyên mục
Bình luận