Ngày 20/11 không hoa của giáo viên dạy trực tuyế

(Sóng Trẻ) - 20/11 là dịp để lớp lớp thế hệ học trò tri ân, bày tỏ tình cảm với thầy cô bằng những món quà ý nghĩa nhất. Đó có thể là bó hoa tươi thắm, là việc tạo bất ngờ khi các trò “rồng rắn” lũ lượt kéo đến nhà thầy cô.  20/11 với giáo viên dạy online (trực tuyến), món quà chủ yếu lại là những lời chúc từ điện thoại, từ tin nhắn trên mạng xã hội.
 
Họ nói về “ngày của mình”
 
Thầy Vũ Khắc Ngọc – Giáo viên dạy online tại Hà Nội chia sẻ, đối với các giáo viên, 20/11 là một ngày quan trọng. Có thể nói, giáo viên là một nghề tương đối đặc biệt. Trong xã hội hiện nay, nghề nào cũng là nghề cao quý nhưng nghề giáo là nghề mà nó tác động trực tiếp đến con người, sản phẩm tạo ra là con người.

dc3b4010b_i_2485.jpg

Thầy Vũ Khắc Ngọc (Giáo viên môn Hóa học tại Hệ thống giáo dục Hocmai) chia sẻ, 20/11 với giáo viên dạy trực tuyến đặc biệt bởi không nhiều hoa, nhưng món quà thầy nhận được là tình cảm từ học sinh online lại rất lớn. 
 
“Mỗi năm cứ đến ngày này, những người làm thầy làm cô đều chung một tâm trạng, đó như một khoảng lặng để mình nhìn lại công việc, tận hưởng thành quả lao động thông qua tình cảm các thế hệ học sinh dành cho mình. Vài học sinh cũ đến thăm thầy cô, là lúc mình cảm nhận rõ nhất những gì mình đã làm được trong nghề.” – thầy Ngọc tâm sự.
 
Sự tiếp cận của học trò đối với giáo viên là gián tiếp, nên có khoảng cách về tiếp xúc. Tuy nhiên, những học sinh học online lại có nhiều ý tưởng táo bạo điên rồ. Có những năm có bạn nhà ở miền Tây gửi cả thùng hoa quả cho thầy - món quà cây nhà lá vườn, có bạn không gửi được món quà thì quay clip gửi cho thầy về món quà của bạn ấy, có bạn ở làng nghề Bát Tràng, bạn làm bình hoa rất to và viết lời chúc trên đó. Vừa nói vừa tủm tỉm, thầy bảo: “Không giống như mối quan hệ thầy trò trong nhà trường, nhiều khi có học sinh gửi quà mà tôi chưa hề biết mặt.”
 
Lúc mọi người đi ngủ thì giáo viên online mới làm việc
 
Giáo viên online ít chịu áp lực về kiểm soát mối quan hệ thầy - trò, giáo viên - phụ huynh, thoát ly được giấy tờ sổ sách, áp lực thành tích. Tuy nhiên họ phải chịu áp lực khác, đó là số lượng học online rất nhiều, có thể lên đến chục nghìn học sinh với mỗi thầy cô. Do đó có sự đa dạng về tính cách, về cách tiếp nhận kiến thức, về văn hóa vùng miền. Sự tương tác không chỉ qua bài giảng mà qua mạng xã hội nữa. Điều này đôi khi dễ gây mâu thuẫn về mặt quan điểm.
 
Thứ hai, nếu giáo viên truyền thống có lỡ lời, giảng sai chi tiết nào đó, ứng xử không thật chuẩn, thì điều đó có thể trôi qua rất nhanh, học sinh không nhận ra hoặc giáo viên có thể sửa sai ngay lúc đó.

“Giáo viên online không được phép như vậy. Mỗi bài giảng có hàng chục nghìn đôi mắt nhìn vào. Chỉ là phương pháp giải không tối ưu cũng làm mọi người lao vào ném đá, phân tích mổ xẻ. Gạch đá ném về phía mình rất dữ dội và không kiểm soát được vì mạng xã hội là nơi bày tỏ quan điểm. Sự phản hồi, đánh giá của học sinh nhiều lúc là bản năng. Đó là áp lực rất lớn.” – Người thầy trăm nghìn lượt theo dõi trên Facebook chia sẻ.  
 
dc3b4010b_vukhacnc.jpg

Giáo viên online gặp nhiều áp lực, từ số lượng lớn học sinh, sự đa dạng về trình độ học sinh, sự khác biệt văn hóa vùng miền...và hiện nay, đó là áp lực từ sự tương tác thầy - trò trên mạng xã hội. (Trong ảnh: Thầy Vũ Khắc Ngọc đang dạy bài giảng luyện tập chung về cấu tạo nguyên tử. Ảnh chụp màn hình khóa học tại Hocmai)

Nài ra, vì khối lượng công việc, số lượng học sinh lớn, rất nhiều thứ khác biệt nên thầy cô dạy online phải dung hòa tất cả những điều đó. Từ những bạn hơi yếu một chút có thể hiểu bài, những bạn học giỏi cũng không cảm thấy chán. Giáo viên phải đầu tư công sức rất nhiều về tài liệu và bài giảng. Chưa kể, mỗi năm kỳ thi THPT Quốc gia lại có những thay đổi, cả về hình thức, nội dung thi, công việc diễn ra liên tục từ năm này qua năm khác.
 
Lớp học offline thì mỗi bài giáo viên giảng khoảng 2 tiếng vì đã nắm bắt được trình độ của các em trong lớp rất rõ ràng. Còn khi dạy online, giáo viên chỉ có thể đoán, đoán rằng đằng sau cái máy quay kia là một học sinh như thế nào và cố gắng sao cho học sinh hiểu bài.
 
Hiện nay, học sinh đòi hỏi rất cao về sự tương tác. Cách đây 5 năm, cách giao tiếp thường thông qua bài giảng, ứng dụng đi kèm. Bây giờ giáo viên phải tạo ra nhiều cách phản hồi giúp đỡ học sinh như lập fanpage, các nhóm học tập, rồi tiến hành livestream. Một tuần tiến hành livestream 2 buổi, mỗi buổi 2 tiếng “khô máu” .
 
8h tối học sinh mới bình luận hỏi bài, tâm sự, có hôm giáo viên livestream từ 9 giờ tối đến 12 giờ đêm. Việc tương tác với học sinh, cứ bao giờ mọi người đi nghỉ thì giáo viên online mới làm việc.

Nhớ về những ngày đầu dạy học online năm 2010, thầy Ngọc chia sẻ, giai đoạn đầu, thiết bị máy móc hạn chế, đường truyền 3G, ADSL kém, điện thoại thông minh là một thứ xa xỉ, dung lượng video phải để thấp nhất có thể, tiếp cận học sinh rất là khó.

Niềm vui từ nghề giảng bài qua máy tính

Về mặt tích cực, niềm vui nghề dạy học online là công việc ấy có ích cho rất nhiều người. Khi dạy online, giáo viên sẽ dạy cho hàng chục nghìn người mỗi năm, tích lũy qua nhiều năm thì đó là một con số rất khủng khiếp. Thầy Ngọc kể về chuyến đi đến Phú Quốc. Chợt có học sinh nhận ra thầy và một nhóm học sinh tập hợp lại và tổ chức một buổi off – fan (những học sinh quý thầy gặp mặt để được nhìn, chạm vào thầy…) 

Là một giáo viên khi đó, thầy thực sự rất vui. Vui vì có người nhớ mặt biết tên. Ánh mắt rực sáng, thầy bảo: “Học sinh không được tiếp xúc với giảng viên, tình cảm lớn và mãnh liệt. Khi học sinh học trực tiếp thầy thì mỗi tuần gặp thầy nên các em thấy bình thường. Học sinh online tiếp xúc với thầy qua màn hình máy tính, mà có dịp nào được gặp gỡ nài đời thì sẽ rất vui sướng, tình cảm được dồn nén ấp ủ.”
 
Thầy vui vì tri thức lan tỏa đến số đông, phần lớn đối tượng lại là học sinh vùng nông thôn, nơi mà cách tiếp cận tài liệu cũng như bài giảng có chất lượng tốt chưa phổ biến. Còn các trò ở thành phố có nhiều lựa chọn hơn như đi học trung tâm hay kèm cặp thầy trò 1 - 1.
 
Thầy thẳng thắn bày tỏ quan điểm, rằng việc dạy – học online góp phần cơ hội bình đẳng hơn cơ hội học tập của học sinh. Dường như nhờ sự phát triển của công nghệ, việc học online giúp học sinh nông thôn nhiều năm gần đây số lượng học sinh đạt điểm cao đôi khi áp đảo hơn học sinh thành phố. Hầu hết các thủ khoa đề xuất phát từ nông thôn. Thu hẹp khoảng cách về trình độ tiếp cận giáo dục ở các địa phương – điều đó mang lại cho người giáo viên niềm vui và sự tự hào.
 
Thầy Vũ Khắc Ngọc nói thêm, trong xã hội hiện nay, ai cũng bức xúc với cái xấu, từ đó mà niềm tin của xã hội vào những điều tốt đẹp bị giảm đi và vùi lấp. Thế nhưng ai cũng như vậy thì xã hội sẽ ra sao. Do đó, giáo viên dạy online luôn cố gắng tận dụng cơ hội lợi thế từ công nghệ, mạng xã hội để không chỉ truyền tải không chỉ kiến thức mà còn quan điểm, nhận định của thầy cô trong hành xử, lối sống tích cực, luôn luôn xây dựng động lực để học sinh tích cực phấn đấu.
 
Kể về sự vụ gian lận thi cử ở Hà Giang “chấn động” dư luận thời gian qua, thầy Ngọc cho rằng: “Khi mình nhận được những phản ánh ấy, nếu mình không làm thì những bài học về lòng chính trực, sự dũng cảm trở nên sáo rỗng.”
  
Nghề chọn người nhưng tình yêu là điều quan trọng 

Học ngành Công nghệ sinh học nhưng lại chuyển sang dạy học, thầy bảo đó là cái duyên, là nghề chọn người. Đối với học sinh, họ luôn trăn trở chọn nghề. 

Trong xã hội hiện tại, mọi thứ thay đổi rất nhanh, có những công việc có thể biến mất hoàn toàn sau 3 năm. Điều này đòi hỏi con người phải thích nghi. Việc học là để con người biết thích nghi, kỹ năng để làm việc. 

“Ngành nào cũng chỉ là tương đối. Khi chọn công việc nào đó, cho dù là dài lâu hay nhất thời, mỗi người phải hết mình với nó, thì nó sẽ có thành tựu, thì bạn mới yêu nó được. Không ai yêu việc học, không ai yêu công việc, tuy nhiên bạn có một số môn nào đó học tốt, để yêu thích. Con người nài cạnh tranh với nhau, sau này còn cạnh tranh với máy móc.” - Thầy nhận định. 

Nguyễn Hằng



















Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN