Nghe chia sẻ của Thủ khoa tốt nghiệp Học viện Quản lí giáo dục

( Sóng trẻ) - Sinh ra tại mảnh đất có truyền thống hiếu học Hải Hậu - Nam Định, Quốc Khải vinh dự được sướng tên Thủ khoa xuất sắc trong lễ tốt nghiệp của Học viện Quản lý giáo dục. Hãy cùng lắng nghe một vài chia sẻ dưới đây của anh.
 
PV: Chào Khải! Mình được biết Khải vừa tốt nghiệp vào tháng 7 năm nay và đặc biệt Khải còn dành được dạnh hiệu Thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc của Học viện Quản lý giáo dục. Vậy, đã bao giờ Khải ước mơ đứng đầu trong kì thi tốt nghiệp của mình chưa?

QK: Chưa, mình chưa bao giờ nghĩ thế vì mình không thích đứng đầu. Người đứng đầu chịu nhiều áp lực lắm, mà cái áp lực lớn nhất là làm sao giữ được cái vị trí số 1 ấy, mình thì không thích các loại áp lực.

PV: Chắc hẳn bạn đã rất bất ngờ khi biết tin?

QK: Đúng vậy. Khi trồng cây thì ai chẳng mong trái ngọt, mình cũng không nại lệ đâu (cười). Mình nhớ hôm ấy đang làm việc thì cô giáo gọi thông báo điểm của mình cao nhất trường, mà cả khóa mình tới tận 200 bạn sinh viên, mình rất bất ngờ và vui sướng. Cô giục mình làm hồ sơ gửi lên Thành Đoàn HN để xét Thủ Khoa xuất sắc.

PV: Sau 5 tháng ra trường, cảm xúc sung sướng của bạn đã nguội lạnh đi phần nào chưa?

QK: Chả còn gì cả (cười). Vì theo mình danh hiệu thủ khoa chỉ là một thứ có tác dụng xác nhận là mình đã có 4 năm đại học phấn đấu tốt. Tức là nó chỉ mang tính chất tôn vinh quá khứ chứ không nói được điều gì về tương lai cả. Nên tốt nhất là vui 1 chút thôi, rồi lại quay về với cuộc sống và tiếp tục phấn đấu để biết đâu đấy 4-5 năm sau, mình lại có 1 cái danh hiệu "tôn vinh quá khứ" tương tự như cái "thủ khoa".

a922ee284_pv.jpg

PV: Theo bạn nghĩ thì thành công đến với bạn nài sự nỗ lực của bản thân thì có chút gì gọi là may mắn hay sự khích lệ động viên của 1 ai đó đặc biệt?

QK: Nhiều may mắn chứ bạn. Số người cố gắng như mình chắc chắn là không ít, thậm chí còn cố gắng nhiều hơn. Số người giỏi như mình cũng nhiều lắm, và giỏi hơn thì lại càng nhiều. Thế mà mình lại là người đạt được danh hiệu. Cố gắng không nhiều, không phải quá giỏi, thế thì hiển nhiên là phải nhờ may mắn rồi. Thực ra, cái may mắn nhất là mình được học CNTT - ngành học mà mình yêu thích từ lâu và đơn giản là học cái gì mình thích thì bao giờ cũng dễ tiếp thu hơn và kết quả cũng là nhờ vậy, mình nghĩ thế.

PV: Vậy công việc hiện tại của bạn thế nào?

QK: Mình đang làm lập trình viên cho VNPAY - Công ty cổ phần giải pháp thanh toán Việt Nam. Như bạn biết đấy, tình trạng chung của sinh viên mới ra trường là không có kinh nghiệm, mình đang cố gắng tích lũy thêm kinh nghiệm và thích nghi hơn với môi trường làm việc.

PV: Theo cá nhân bạn thì những điều bạn được học ở trường đáp ứng được bao nhiêu phần trăm cho công việc?

QK: Về điều này thì trước hết phải hỏi lại là “Ở trường mình đã học được bao nhiêu?” nếu ở trường mình chả học được gì thì đi làm mình lấy gì mà áp dụng, con số hiển nhiên là 0%. Tuy nhiên, rất may là: ở trường mình học được rất nhiều nên giờ mình cũng áp dụng được không ít. 

Mình nhận thấy 1 điều là nhiều bạn sinh viên suốt 4 năm ĐH toàn lo "việc khác" chứ không lo việc học nên khi đi làm họ chả áp dụng được gì cả, và rồi họ quay ra trách móc nhà trường đã cho họ 4 năm ĐH vô ích. Sự thực thì như mình nói ở trên: không học thì hiển nhiên là áp dụng 0% . Thêm 1 điều nữa là đừng trông chờ vào nhà trường, nhà trường đã làm tốt nhất cái nhiệm vụ là liệt kê ra cho sinh viên một danh sách khoảng 30 môn học trong 4 năm và việc của sinh viên là nhìn vào danh sách 30 môn ấy và bắt tay vào tự tìm hiểu đi chứ đừng chờ nhà trường dạy 30 ấy. Thầy trường khoa của mình nói với sinh viên là “4 năm ĐH, nhà trường chỉ làm mỗi 1 nhiệm vụ là giúp sinh viên tìm được phương pháp học để sinh viên có thể áp dụng từ đó đến suốt phần đời còn lại”. Nghe có vẻ to tát, nhưng chúng ta nên ví dụ cụ thể vào từng việc.

PV: Như bạn nói: 1 sinh viên ra mới ra trường thì kinh nghiệm là rất ít, vậy đã có lần nào bạn cảm thấy bế tắc?

QK: Nhiều lắm, nhiều lúc mình cũng cảm thấy chán nản. Ví dụ nhé: một ngày đẹp trời, sếp vỗ vai bảo “Chú làm cho anh cái này!” mình phán luôn “Ok! Anh để em.” Thế rồi lao vào làm. Cơ mà làm mãi không ra, làm đi làm lại không xong, khốn nỗi giờ không còn thầy để mà hỏi nữa, tài liệu thì toàn tiếng Anh. Cái thiệt của sinh viên ra trường là tự mình phải làm thầy của mình luôn. Rồi mình làm mãi không được, cũng nản lắm. Bế tắc quá thì mình bỏ đấy, 1-2 ngày cái đầu nó thoáng ra rồi quay lại làm tiếp. (cười)

PV: Từ kinh nghiệm của chính bản thân, bạn có thể đưa ra lời khuyên nào cho những sinh viên sắp ra trường?

QK: Mình xin nói lại một ý của thầy là thầy nói người Việt Nam rất tự ti, không tin vào bản thân mình. Mình thấy cũng đúng, sinh viên luôn cho là mình kém, không đáp ứng được yêu cầu công việc nên không dám nộp đơn vào đâu cả. Mình chỉ khuyên các bạn hãy tự tin lên, đừng sợ gì cả. Người ta bảo là "mọi sinh viên đều phải đào tạo lại" thì hiển nhiên mình cũng sẽ được đào tạo lại thôi, cứ tự tin mà xin việc đi, đừng sợ. Các bạn yên tâm là vào công ty sẽ được các anh chị chỉ bảo tận tình. Vấn đề là có đủ tự tin để nộp hồ sơ và đi phỏng vấn không thôi, qua được cái mặc cảm tự ti là qua được hết, là đỗ được vòng đầu tiên của trường đời, vòng đầu tiên sau khi ra khỏi trường ĐH.

Xin cảm ơn những chia sẻ chân thành của bạn, chúc bạn sẽ thành công hơn trong sự nghiệp!

Vũ Nga
Báo mạng K.31

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN