Nghệ nhân của những chiếc chao đè

(Sóng trẻ) - Kế thừa truyền thống của gia đình, nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh ( Phú Vinh, Chương Mỹ, Hà Nội) ngày đêm tâm huyết sáng tạo ra những chiếc chao đèn độc đáo và mới lạ. Sản phẩm của ông được giới chuyên môn đánh giá cao bằng các giải thưởng danh giá.

Phát huy truyền thống

Nguyễn Văn Tĩnh là một trong những nghệ nhân của làng Phú Vinh có nhiều tác phẩm tinh xảo từ mây tre đan. Ấn tượng đầu tiên của tôi khi gặp ông là một người thấp đậm, mặc áo nâu rất hợp với phong cách của một nghệ nhân. Căn nhà giản dị của ông trưng bày rất nhiều tác phẩm mây tre đan độc đáo và bằng khen, giấy chứng nhận thành tích.

Thân sinh ông là cụ Nguyễn Văn Khiếu – người có nhiều công trong việc phát triển và truyền dạy kỹ thuật mây tre đan của Phú Vinh. Vốn là người con của làng nghề nên ông Tĩnh luôn cố gắng phát huy và trân trọng lối đan cổ truyền. Theo đó, từ khâu sấy thủ công trong lò đến việc chẻ, đan và tạo màu đều được ông nghiên cứu cẩn thận và cố gắng không đánh mất bản sắc cha ông để lại. Song song với việc duy trì, phát huy lối đan cổ truyền thì ông Tĩnh cũng luôn học hỏi bắt kịp theo xu hướng mới của thị trường. Vì thế sản phẩm do ông làm ra vừa có phong cách truyền thống lại mang vóc dáng hiện đại.

a8b268f2e_anh_1.jpg

Một góc trưng bày sản phẩm mang nét truyền thống và vóc dáng hiện đại của nghệ nhân

Người ta vẫn gọi đùa ông là người đem vũ điệu vào mây tre. Bởi đôi bàn tay của ông uốn lượn khéo léo những nan tre, sợi mây lên xuống đều đặn khiến người ta liên tưởng đến một vũ điệu nhịp nhàng. Trong đó người và mây cùng phối hợp để cuối cùng cho ra sản phẩm tinh tế. Ông Tĩnh nói : “Để có một tác phẩm ưng ý, tôi phải thử nghiệm nhiều lần với các cách đan khác nhau. Với tôi mỗi chi tiết trên sản phẩm cần phải tỉ mỉ và cẩn thận thì làm ra mới có giá trị” .

“Ông thần” của chao đèn

Nếu như nghệ nhân Nguyễn Văn Trung giỏi về dòng tranh nghệ thuật thì người ta lại biết đến nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh với các sản phẩm có giá trị cao cho các công trình kiến trúc mang đặc trưng của quê hương Việt Nam. Kế thừa truyền thống gia đình cùng sự ham học hỏi, ông Tĩnh đào sâu nghiên cứu cho ra những chiếc chao đèn mới lạ.

Ý tưởng sáng tạo đó  nảy sinh trong một lần lên Tây Bắc. Đó là lần đầu tiên khi ông bắt gặp thứ trái cây chín mọng bên sườn đồi. Và rồi hình ảnh thứ trái cây đó ám ảnh trong rất nhiều ngày thúc giục ông tạo tác và tái hiện lên trên những chiếc chao đèn như bây giờ.

a8b268f2e_anh_2.jpg

Những chiếc chao đèn độc đáo trưng bày ngay tại căn nhà của nghệ nhân

Những chiếc chao đèn được làm ra mang đậm dấu ấn phong cách nghệ nhân của ông. Bởi khi nhìn vào người ta khó có thể nhầm lẫm sản phẩm của ông với bất kỳ chiếc chao đèn khác. Đó là nhờ cách đan độc đáo. Đặc trưng sản phẩm của ông là các khối hình tròn với các đường nét khỏe khoắn và tinh xảo. Phần thân sử dụng kỹ thuật đan với các nan xếp từ nhỏ đến lớn chạy vòng tròn bao quanh sản phẩm. Các nan bắt chéo tạo bề nổi và các đai sần mang lại cảm giác vững chắc cũng như điều tiết cho ánh sáng lọt qua vừa phải. Núm chao đèn được đan bằng các nan nhỏ rất tinh tế. Nài ra dây treo đèn cũng được đan hoàn toàn bằng  mây tre tạo ra sự thống nhất hài hòa cho sản phẩm.

a8b268f2e_anh_3.1.jpg

a8b268f2e_anh_3.2.jpg

Những chiếc chao đèn do ông Tĩnh làm ra được thị trường rất ưa chuộng

Những chiếc chao đèn do ông làm ra được giới chuyên môn đánh giá cao. Bằng chứng là những giải thưởng mà ông được trao tặng. Nhưng với cái tâm của người nghệ nhân thì đó chưa phải là thành công lớn nhất. Trong mỗi sản phẩm của ông không chỉ mang tâm huyết mà đó còn là sự gửi gắm với các thế hệ sau.  Ông tâm sự : “ Mong muốn tột bậc nhất của người nghệ nhân là được say hết mình với nghề. Nhưng thành công hơn khi lớp trẻ bây giờ biết nâng niu, trân trọng giá trị truyền thống làng nghề. Tôi chỉ mong thanh niên trong làng vẫn còn người tâm huyết với nghề ”.

Nỗi niềm của ông Tĩnh cũng là trăn trở của nhiều nghệ nhân khác trong làng. Với sự tâm huyết của những người như nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh thì chắc chắn Phú Vinh sẽ tiếp tục phát huy được tiềm năng của mình. 

Hơn 40 năm tuổi nghề, nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh vinh dự nhận được nhiều giải thưởng như huy chương vàng Hội thi làng thủ công mỹ nghệ Việt Nam 1987; “ Bàn tay vàng ” năm 1999 của Hội đồng Trung ương liên minh Hợp tác xã Việt Nam;  giải thưởng thiết kế hàng thủ công của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn;  giải thưởng Festival Huế 2003, 2004 ; giải nhất và cúp vàng sáng tạo lden  do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức năm 2006; giải nhất cuộc thi sản phẩm thủ công năm 2008…


Trịnh Thị Quỳnh Trang 
Phát thanh K31 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN