Nghệ nhân thêu tay Nguyễn Xuân Dục: “Truyền nghề để giữ nghề thêu”
(Sóng Trẻ) - Lớn lên từ những đường kim, mũi chỉ, nghệ nhân Nguyễn Xuân Dục (Bình Lăng- Thường Tín- Hà Nội) đã gắn bó với nghề thêu tay truyền thống hơn nửa thế kỉ. Bao thăng trầm trong nghề nhưng người nghệ nhân ấy vẫn quyết tâm theo nghề và truyền nghề cho thế hệ sau.
PV: Tại sao ông lại chọn nghề thêu tay truyền thống?
Nghệ nhân NXD: Tôi được sinh ra trong một gia đình, một quê hương có truyền thống làm nghề thêu. Với gia đình tôi, nghề thêu được truyền từ đời cụ kị, đến ông bà, cha mẹ và đến tôi. Từ nhỏ tôi đã thấy mẹ tôi, chị tôi cặm cụi bên khung thêu. Tôi thích nhất là khi nhìn tác phẩm hoàn thành. Năm tôi 9 tuổi, cha tôi đã dạy cho tôi những đường kim mũi chỉ đầu tiên. Từ đó tôi bắt đầu học và càng ngày càng say mê với nghề hơn.
Nghệ nhân Nguyễn Xuân Dục miệt mài bên khung thêu
PV: Những ngày đầu học nghề, ông có gặp nhiều khó khăn?
Nghệ nhân NXD: Tất nhiên, nghề nào khi mới bắt đầu cũng có khó khăn, nhất là nghề thêu, nó đòi hỏi sự tỉ mẩn và cẩn thận hết sức. Tôi bắt đầu học thêu khi còn là một đứa trẻ, vì vậy càng khó khăn hơn. Những lần đầu tiên cầm kim, tôi đau nhói vì bị kim đâm chảy máu… Ban đầu tôi chỉ thêu những tranh thêu đơn giản, dần dần cha tôi bắt đầu cho học thêu những kỹ thuật khó hơn, tôi thêu được những bức tranh sắc sảo hơn.
PV: Hơn 50 năm theo nghề, đã khi nào ông “chán” và muốn từ bỏ nghề thêu?
Nghệ nhân NXD: Quả thực là có đôi lần tôi đã định từ bỏ nghề thêu để mưu sinh bằng những ngành nghề khác. Đó là những cuối những năm 80, cả nước rơi vào khủng hoảng kinh tế. Cả làng tôi lao đao trước việc kiếm miếng cơm manh áo. Hồi đó, tôi đã phải cùng vợ đạp xe cả trăm cây số lên từng nhà ở Hà Nội (cũ) gõ cửa mời họ xem và mua sản phẩm. Đó quả là những năm tháng khó khăn nhất.
PV: Vậy tại sao ông lại quyết định ở lại với nghề thêu?
Nghệ nhân NXD: Nghề thêu tay là tâm huyết của ông bà, cha mẹ tôi. Hơn nữa, nó gắn bó với cả tuổi thơ của tôi. Tôi thực sự yêu và không nỡ từ bỏ nó.
PV: Theo ông thì một bức tranh thêu tay đẹp thì cần nhất yếu tố nào?
Nghệ nhân NXD: Ở một bức tranh thêu tay đẹp, người ta phải thấy được cái hồn của bức tranh và cả cái tâm của người thợ. Nài độ chính xác còn đòi hỏi tranh phải toát lên cái thần của nó. Muốn vậy, đường chỉ phải mảnh, mịn, đường kim phải khéo léo, người thợ phải thực sự cảm được linh hồn của bức tranh.
PV: Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều dòng sản phẩm thêu tay có giá thành rất rẻ, ông nghĩ sao về những sản phẩm này?
Nghệ nhân NXD: Thêu tay không khó nhưng để đạt đến trình độ thêu nghệ thuật thì quả thực rất khó. Những tác phẩm thêu tay nghệ thuật được thêu rất kì công và do những nghệ nhân lành nghề thực hiện. Vì vậy, đương nhiên giá thành của nó sẽ đắt. Ngược lại, những sản phẩm thêu ẩu, thêu lấy số lượng, do những thợ không chuyên làm thì giá thành sẽ rẻ hơn rất nhiều. Tuy nhiên, chính những sản phẩm này đang gián tiếp làm mai một đi nghề thêu truyền thống. Bởi nó làm người tiêu dùng không đánh giá đúng chất lượng của sản phẩm thêu tay.
PV: Trước sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là công nghệ thêu bằng máy bắt đầu phát triển, nghề thêu tay truyền thống hiện có nguy cơ mai một. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
Nghệ nhân NXD: Hiện nay, công nghệ thêu bằng máy đã bắt đầu ra đời và phát triển nhưng những sản phẩm thêu bằng tay bao giờ cũng được ưa chuộng hơn bởi độ mềm mại, tinh tế trong từng đường kim, mũi chỉ. Điều tôi trăn trở nhất đó là hiện nay vì miếng cơm manh áo mà người trong làng tôi phải thêu ẩu, thêu lấy số lượng, những sản phẩm kém chất lượng bày bán la liệt nài chợ…Làm như vậy, nghề thêu truyền thống rất dễ mai một. Tôi chỉ mong muốn làm sao để thêu tay thực sự trở thành một nghệ thuật, được coi trọng và bảo tồn.
PV: Vậy theo ông thì làm thế nào để tiếp tục lưu giữ và phát triển nghề thêu tay truyền thống?
Nghệ nhân NXD: Để tiếp tục lưu giữ nghề thêu tay truyền thống, cần sự can thiệp của các cấp, các ngành trong việc lưu giữ và bảo tồn nghề như: tuyên truyền, quảng bá sản phẩm trên diện rộng.Tuy nhiên, theo tôi thì quan trọng nhất vẫn là truyền nghề để giữ nghề.
Các thế hệ cha ông tôi ngày trước chỉ dạy nghề và truyền nghề bằng hình thức dạy thực hành và truyền miệng nên nhiều khi những kinh nghiệm dân gian bị “thất truyền”.Vì vậy, để nghề thêu truyền thống có thể tồn tại và phát triển trong tương lai, cần lắm những người thầy và những thế hệ tiếp nối.
Năm 15 tuổi, khi bắt đầu tham gia HTX thêu Hợp Tiến, tôi cũng bắt đầu “dạy” nghề cho những em nhỏ trong làng. Đến năm 1974, tôi đã chính thức bước chân lên bục giảng để dạy thêu cho hàng trăm thợ thêu cho các thợ thêu từ khắp nơi trong Hà Nội. Học trò tôi, nhiều người đã thành những người thợ nổi tiếng, những chủ doanh nghiệp thêu có vị trí nhất định trong làng tranh thêu nước nhà. Đó là điều tôi cảm thấy tự hào nhất. Tôi cũng mong sẽ có nhiều “người thầy” hơn nữa trong lĩnh vực thêu để nâng cao chất lượng sản phẩm thêu và để con cháu có thể giữ nghề.
PV: Tại sao ông lại chọn nghề thêu tay truyền thống?
Nghệ nhân NXD: Tôi được sinh ra trong một gia đình, một quê hương có truyền thống làm nghề thêu. Với gia đình tôi, nghề thêu được truyền từ đời cụ kị, đến ông bà, cha mẹ và đến tôi. Từ nhỏ tôi đã thấy mẹ tôi, chị tôi cặm cụi bên khung thêu. Tôi thích nhất là khi nhìn tác phẩm hoàn thành. Năm tôi 9 tuổi, cha tôi đã dạy cho tôi những đường kim mũi chỉ đầu tiên. Từ đó tôi bắt đầu học và càng ngày càng say mê với nghề hơn.
Nghệ nhân Nguyễn Xuân Dục miệt mài bên khung thêu
PV: Những ngày đầu học nghề, ông có gặp nhiều khó khăn?
Nghệ nhân NXD: Tất nhiên, nghề nào khi mới bắt đầu cũng có khó khăn, nhất là nghề thêu, nó đòi hỏi sự tỉ mẩn và cẩn thận hết sức. Tôi bắt đầu học thêu khi còn là một đứa trẻ, vì vậy càng khó khăn hơn. Những lần đầu tiên cầm kim, tôi đau nhói vì bị kim đâm chảy máu… Ban đầu tôi chỉ thêu những tranh thêu đơn giản, dần dần cha tôi bắt đầu cho học thêu những kỹ thuật khó hơn, tôi thêu được những bức tranh sắc sảo hơn.
PV: Hơn 50 năm theo nghề, đã khi nào ông “chán” và muốn từ bỏ nghề thêu?
Nghệ nhân NXD: Quả thực là có đôi lần tôi đã định từ bỏ nghề thêu để mưu sinh bằng những ngành nghề khác. Đó là những cuối những năm 80, cả nước rơi vào khủng hoảng kinh tế. Cả làng tôi lao đao trước việc kiếm miếng cơm manh áo. Hồi đó, tôi đã phải cùng vợ đạp xe cả trăm cây số lên từng nhà ở Hà Nội (cũ) gõ cửa mời họ xem và mua sản phẩm. Đó quả là những năm tháng khó khăn nhất.
PV: Vậy tại sao ông lại quyết định ở lại với nghề thêu?
Nghệ nhân NXD: Nghề thêu tay là tâm huyết của ông bà, cha mẹ tôi. Hơn nữa, nó gắn bó với cả tuổi thơ của tôi. Tôi thực sự yêu và không nỡ từ bỏ nó.
PV: Theo ông thì một bức tranh thêu tay đẹp thì cần nhất yếu tố nào?
Nghệ nhân NXD: Ở một bức tranh thêu tay đẹp, người ta phải thấy được cái hồn của bức tranh và cả cái tâm của người thợ. Nài độ chính xác còn đòi hỏi tranh phải toát lên cái thần của nó. Muốn vậy, đường chỉ phải mảnh, mịn, đường kim phải khéo léo, người thợ phải thực sự cảm được linh hồn của bức tranh.
PV: Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều dòng sản phẩm thêu tay có giá thành rất rẻ, ông nghĩ sao về những sản phẩm này?
Nghệ nhân NXD: Thêu tay không khó nhưng để đạt đến trình độ thêu nghệ thuật thì quả thực rất khó. Những tác phẩm thêu tay nghệ thuật được thêu rất kì công và do những nghệ nhân lành nghề thực hiện. Vì vậy, đương nhiên giá thành của nó sẽ đắt. Ngược lại, những sản phẩm thêu ẩu, thêu lấy số lượng, do những thợ không chuyên làm thì giá thành sẽ rẻ hơn rất nhiều. Tuy nhiên, chính những sản phẩm này đang gián tiếp làm mai một đi nghề thêu truyền thống. Bởi nó làm người tiêu dùng không đánh giá đúng chất lượng của sản phẩm thêu tay.
PV: Trước sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là công nghệ thêu bằng máy bắt đầu phát triển, nghề thêu tay truyền thống hiện có nguy cơ mai một. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
Nghệ nhân NXD: Hiện nay, công nghệ thêu bằng máy đã bắt đầu ra đời và phát triển nhưng những sản phẩm thêu bằng tay bao giờ cũng được ưa chuộng hơn bởi độ mềm mại, tinh tế trong từng đường kim, mũi chỉ. Điều tôi trăn trở nhất đó là hiện nay vì miếng cơm manh áo mà người trong làng tôi phải thêu ẩu, thêu lấy số lượng, những sản phẩm kém chất lượng bày bán la liệt nài chợ…Làm như vậy, nghề thêu truyền thống rất dễ mai một. Tôi chỉ mong muốn làm sao để thêu tay thực sự trở thành một nghệ thuật, được coi trọng và bảo tồn.
PV: Vậy theo ông thì làm thế nào để tiếp tục lưu giữ và phát triển nghề thêu tay truyền thống?
Nghệ nhân NXD: Để tiếp tục lưu giữ nghề thêu tay truyền thống, cần sự can thiệp của các cấp, các ngành trong việc lưu giữ và bảo tồn nghề như: tuyên truyền, quảng bá sản phẩm trên diện rộng.Tuy nhiên, theo tôi thì quan trọng nhất vẫn là truyền nghề để giữ nghề.
Các thế hệ cha ông tôi ngày trước chỉ dạy nghề và truyền nghề bằng hình thức dạy thực hành và truyền miệng nên nhiều khi những kinh nghiệm dân gian bị “thất truyền”.Vì vậy, để nghề thêu truyền thống có thể tồn tại và phát triển trong tương lai, cần lắm những người thầy và những thế hệ tiếp nối.
Năm 15 tuổi, khi bắt đầu tham gia HTX thêu Hợp Tiến, tôi cũng bắt đầu “dạy” nghề cho những em nhỏ trong làng. Đến năm 1974, tôi đã chính thức bước chân lên bục giảng để dạy thêu cho hàng trăm thợ thêu cho các thợ thêu từ khắp nơi trong Hà Nội. Học trò tôi, nhiều người đã thành những người thợ nổi tiếng, những chủ doanh nghiệp thêu có vị trí nhất định trong làng tranh thêu nước nhà. Đó là điều tôi cảm thấy tự hào nhất. Tôi cũng mong sẽ có nhiều “người thầy” hơn nữa trong lĩnh vực thêu để nâng cao chất lượng sản phẩm thêu và để con cháu có thể giữ nghề.
Lan Nga - Năm Châu
Báo mạng K28
Báo mạng K28
Cùng chuyên mục
Bình luận