Ngõ nhỏ - dễ thấy, dễ gần nhưng sống khó

(Sóng trẻ) - Những con ngõ hẹp và sâu là đặc trưng của khu phố cổ Hà Nội. Con ngõ vừa là lối đi, vừa là hiên nhà, là nơi sinh hoạt chung của hàng chục hộ gia đình.

Theo quan sát của phóng viên, dọc các tuyến phố Lương Văn Can, Hàng Đào, Hàng Chiếu,... ghi nhận hàng loạt ngõ nhỏ, hẻm sâu nằm lọt thỏm. Hầu hết những ngõ nhỏ tại đây đều được thiết kế theo một mô típ chung, vẻ ngoài rất nhỏ nhưng đi sâu bên trong lại là một “hệ thống” các ngôi nhà hình ống xếp chồng. 

Theo lời một vài người dân sinh sống trên phố Hàng Chiếu, Hàng Gai, phố cổ hiện nay không còn nhiều người gốc Hà Nội. Người dân sống trong ngõ phần lớn là người đi thuê. Một số nhà được tận dụng làm kho chứa cho các cửa hàng lân cận, một số để kinh doanh quán cà phê, tiệm xăm, mát-xa, cắt tóc, gội đầu,… 

Con ngõ tối tăm, chật chội và sâu hun hút chỉ đủ một người đi. (Ảnh: Chu Thắng)
Con ngõ tối tăm, chật chội và sâu hun hút chỉ đủ một người đi. (Ảnh: Chu Thắng)
Tường ẩm mốc, tróc sơn tại một ngôi nhà trong con ngõ nhỏ. (Ảnh: Chu Thắng)
Tường ẩm mốc, tróc sơn tại một ngôi nhà trong con ngõ nhỏ. (Ảnh: Chu Thắng)
Những hộp công tơ điện xếp sát nhau, bên trên là hệ thống dây điện chằng chịt tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn điện. (Ảnh: Chu Thắng)
Những hộp công tơ điện xếp sát nhau, bên trên là hệ thống dây điện chằng chịt tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn điện. (Ảnh: Chu Thắng)

Chiều rộng của những con ngõ này vào khoảng 50 - 60 cm, chỉ vừa đủ cho một người đi lại. Mỗi lượt người ra vào ngõ đều phải lom khom luồn lách, cúi đầu mới có thể di chuyển. Các khu dân cư ở đây hầu hết đã xuống cấp, tường phủ rêu phong, ẩm mốc, lớp sơn bong tróc để lộ những mảng xi măng xám xịt. 

Bà Nguyễn Thị Oanh (55 tuổi, tiểu thương trên phố Lương Văn Can), tâm sự: "Gia đình em dâu tôi sống ở cuối ngõ này, căn nhà chỉ vỏn vẹn 30m² nhưng đến 4, 5 người chen chúc. Khu này chia thành 3 tầng nhà, mỗi tầng có 4, 5 hộ. Ban đầu, ngõ này có khoảng vài chục hộ, sau này người mất, người di cư để lại nhiều nhà hoang”.

Không gian bên ngoài căn nhà của bà Oanh được tận dùng tối đa, vừa làm nhà bếp, vừa làm “phòng tiếp khách”. (Ảnh: Chu Thắng)
Không gian bên ngoài căn nhà của bà Oanh được tận dùng tối đa, vừa làm nhà bếp, vừa làm “phòng tiếp khách”. (Ảnh: Chu Thắng)

Bà Oanh cho biết, đối với những nơi có không gian chật hẹp như vậy, giếng trời trở thành nơi duy nhất ánh sáng rọi vào, đây cũng là chỗ sinh hoạt cộng đồng với tổ hợp nhà vệ sinh, nhà kho, nhà để xe. Khu nhà tắm và nhà vệ sinh chung chẳng khác nào chiếc “hộp” bê tông, bên ngoài gắn thêm cánh cửa bằng mái tôn tạm bợ. 

Mặc dù đã sống 45 năm trong con ngõ nhỏ, bà Khánh Tường (66 tuổi), tổ trưởng của một tổ dân phố trên phố Tràng Thi vẫn không tránh khỏi cảm thấy bất tiện. “Mỗi khi nhà nào có việc gấp hoặc sáng ra đi làm phải xếp hàng mới dắt xe ra được. Đặc biệt, khi trong ngõ có người đau ốm đi cấp cứu hoặc cháy nổ thì công tác cứu hộ cũng không hề dễ dàng”, bà cho biết.

Thậm chí, có những ngôi nhà diện tích chỉ vỏn vẹn vài mét vuông, không đủ không gian đặt thêm chiếc giường hay mua thêm quạt tránh nóng. Cũng vì chật chội, nhiều hộ gia đình đông người phải thay phiên nhau ngủ, người thì nằm trong nhà, người phải ra ngồi vỉa hè chờ đến lượt.

Chỉ có một nhà vệ sinh và một nhà tắm cho hàng chục hộ gia đình dùng chung. (Ảnh: Chu Thắng)
Chỉ có một nhà vệ sinh và một nhà tắm cho hàng chục hộ gia đình dùng chung. (Ảnh: Chu Thắng)
Khoảng sân chung được sử dụng làm nơi phơi đồ. (Ảnh: Chu Thắng)
Khoảng sân chung được sử dụng làm nơi phơi đồ. (Ảnh: Chu Thắng)

Được biết vào năm 2013, đề án giãn dân phố cổ từng được thành phố Hà Nội phê duyệt với mục tiêu giảm mật độ dân cư khu phố cổ từ 823 người/ha năm 2010 xuống còn 500 người/ha vào năm 2020. Tuy nhiên đến nay, đề án gần như rơi vào tình trạng bế tắc với hàng loạt vướng mắc về chính sách đền bù, tái định cư, duy trì sinh kế cho người dân,... 

Một phần nguyên nhân do người dân thuộc diện giãn dân không chịu rời xa phố cổ, một phần do khu chung cư tái định cư phục vụ cho việc giãn dân rơi vào cảnh hoang phế, xuống cấp. Theo tìm hiểu, để phục vụ đề án giãn dân phố cổ giai đoạn II, thành phố Hà Nội đã xây dựng 5 toà nhà chung cư với quy mô nghìn căn hộ từ 2012 trên vị trí 30ha "đất vàng" bám mặt đường Lý Sơn (Thượng Thanh, Long Biên). Dự án hoàn thành từ nhiều năm nay nhưng không có người ở khiến nhiều hạng mục xuống cấp, nhếch nhác.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN