Người thắp lửa cho những học sinh đặc biệt

(Sóng Trẻ) – Nhân ngày 20/11 ngày Nhà giáo Việt Nam, Trang tin điện tử Sóng Trẻ muốn giới thiệu với bạn đọc những tấm gương tiêu biểu trong phong trào giảng dạy cho trẻ em đặc biệt. Cô Lưu Thị Hải Yến là một trong những giáo viên tiêu biểu của Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương. Qua nhiều năm công tác trong nghề, cô đã dìu dắt rất nhiều em học sinh đặc biệt thành tài. Không chỉ dạy cho các em biết chữ,  người giáo viên này còn dùng tất cả tâm huyết của mình để dạy các em cách làm người. PV của Sóng Trẻ đã có những giây phút trò chuyện với cô giáo Yến để hiểu thêm được công việc của một giáo viên dạy trẻ em đặc biệt. 

PV: Xin chào cô Yến. Cô đến với nghề dạy học là từ năm bao nhiêu?

Cô Yến: Cô vào nghề dạy học bắt đầu từ năm 1995. Khi bắt đầu vào nghề thì cô dạy một trường ở Kim Giang, đây là một trường ở huyện của tỉnh Hải Dương. 

PV: Vậy cơ duyên nào lại đưa cô đến với Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương?

Cô Yến: Vào năm 2010, lúc đó, cô chỉ nghĩ là lên thành phố thì kiếm trường nào đó gần nhà để đi dạy thôi. Nhưng lúc đó ở thành phố thì hầu hết các trường phổ thông đã đủ giáo viên. Và thông qua sự giới thiệu của một người bạn, bác được biết là ở Hải Dương có trung tâm bảo trợ của tỉnh dạy trẻ khuyết tật và bác đã làm đơn xin về. Đây là trung tâm trực thuộc của Sở Lao động xã hội của tỉnh.  Đầu tiên là chỉ muốn đi dạy gần nhà nhưng khi tiếp xúc cô lại cảm thấy nơi này vô cùng gắn bó với mình. 

d8e27a683_6520458_1931148260325479_3506004356598071296_n.jpg

Cô Lưu Thị Hải Yến chụp ảnh cùng với lớp chủ nhiệm (Ảnh NVCC)

PV: Cô có gặp khó khăn gì khi phải thay đổi đối tượng giảng dạy? Việc đang dạy những đứa trẻ bình thường nay phải chuyển sang dạy các bạn trẻ đặc biệt hơn có ảnh hưởng tới cô như thế nào?

Cô Yến: Thời gian đầu về cô cảm thấy rất khó khăn. Ở trường cũ, cô hầu như toàn dạy các bạn học sinh lớp 5. Ở lứa tuổi đó, các bạn đã lớn và có thể tự vệ sinh cá nhân. Trên lớp thì mình chỉ cần dạy kiến thức và không cần phải tập trung quá nhiều về mặt nề nếp. Khi về trung tâm bảo trợ này thì đối tượng dạy học của cô lại khác một chút, đó là các bạn trẻ bị khiếm khuyết. 

Lúc mới về trung tâm thì cô được phân công dạy các bạn trẻ khiếm thính. Các bạn học sinh này thì có một đặc điểm là rất quý cô giáo. Các bạn không hiểu chỗ nào thì tìm đến cô giáo để hỏi ngay. Tuy nhiên, lúc đó cô lại không thể hiểu được các bạn đó nói gì vì mình chưa hiểu ngôn ngữ kí hiệu của các bạn. Để giao tiếp được với các bạn học sinh của mình, cô đã quyết tâm học ngôn ngữ của các bạn để thuận tiện trong quá trình giảng dạy cho các bạn. Cô cởi bỏ được khoảng cách giữa mình và học sinh để có thể hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của các bạn hơn. Khi các bạn học sinh đặc biệt được học ở trung tâm thì các cô chủ yếu dạy các bạn đó những cái kiến thức cơ bản nhất. Các kiến thức đó phải được chắt lọc kỹ càng để sao cho các bạn có thể tiếp thu nhanh nhất.

d8e27a683_6441746_1040543389462295_9088259705821724672_n.jpg

Cô Yến ân cần giảng bài cho các bạn học sinh đặc biệt (Ảnh NVCC)

PV: Hiện tại, đối tượng dạy học của cô là trẻ khiếm thính hay bao gồm thêm những đối tượng  khác?

Cô Yến: Khi cô dạy học sinh khiếm thính được 3 năm thì sang năm thứ ba cô bắt đầu được chuyển sang dạy các em học sinh khuyết tật trí tuệ. Đây là một đối tượng khác hoàn toàn với các bạn trẻ bị khiếm thính. Các bạn học sinh khuyết tật trí tuệ có thể nói được nhưng khi học lại mau quên. Khi dạy bất cứ một khiến thức nào thì cũng cần rất nhiều thời gian và cần phải nhắc đi nhắc lại kiến thức đó nhiều lần. Phải dạy các bạn thật chậm và rõ ràng thì các bạn mới có thể nhớ được. Nài ra, khi cô dạy các bạn này thì không chỉ dạy kiến thức cô còn cần dạy các bạn về kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp.Các cô cần chỉ cho các bạn cách làm những việc vệ sinh cá nhân như mặc quần áo, tự đi vệ sinh,… Dạy các bạn khi gặp người lớn phải chào hỏi như thế nào. Sau quá trình dạy thì các bạn khi gặp thầy cô, người lớn cũng đã biết khoanh tay chào. 

Nhiều phụ huynh khi gửi gắm các con tới trung tâm thì chỉ coi nơi đây như một nơi để gửi con, để các cô trông con. Nhưng sau một thời gian học thì các con đã biết đọc, biết viết, hơn nữa kỹ năng sống được cải thiện rất nhiều. Những việc như quét nhà, dọn cơm là một việc rất đơn giản với những đứa trẻ bình thường nhưng đối với các bạn bị khuyết tật trí tuệ thì đó lại là một việc không hề đơn giản. Với vai trò là một người dạy các em học sinh như thế, cô cảm thấy mình phải biết kiên trì. Cô hiện tại đang chủ nhiệm một lớp ở trung tâm. Phải chủ nhiệm thì mới hiểu rõ được bệnh của các em cũng như tính cách của mỗi bạn, từ đó có thể đưa ra phương pháp giảng phù hợp nhất. 

d8e27a683_46492691_122367848650842_2855002557086957568_n.jpg

Cô Lưu Thị Hải Yến được vinh danh một trong những giáo viên tiêu biểu tại Nhà hát chèo Hà Nội (Ảnh NVCC)

PV: Trong quá trình công tác tại trung tâm, cô có ấn tượng với bạn học sinh nào nhất?

Cô Yến: Cô đã từng dạy rất nhiều học sinh. Nếu nói về bạn học sinh mà cô ấn tượng nhất thì chắc có lẽ đó là bạn Thanh. Cô nhớ đấy là một hôm dạy khi cô mới tiếp nhận lớp của các bạn bị khuyết tật trí tuệ. Lúc đó thì bác chưa biết được tình trạng của bệnh động kinh như thế nào. Hôm đó, khi cô đang dạy trên lớp thì bỗng bạn đó đứng dậy, hét ầm lên: “Cô ơi cứu con với”. Và cứ thế bạn đó ngã ra, chân tay giật đùng đùng. Lúc đó do chưa tiếp xúc với bệnh động kinh bao giờ nên cô rất sợ, chân tay bủn rủn không biết phải làm như thế nào. Sau đó, cô chạy sang lớp bên cạnh nhờ giúp đỡ. Tầm 3 – 4 phút sau thì bạn đó tỉnh, trở lại bình thường.  Sau lần đó thì cô có kinh nghiệm hơn cũng như hiểu rõ hơn về bệnh của mỗi bạn, khi các bạn đó phát bệnh thì cần phải làm như thế nào. 

Có rất nhiều bạn học sinh khiếm thính sau khi học nghề ở trung tâm xong đã ra trường, đi làm. Mỗi khi trung tâm có chương trình nào đó thì các bạn lại quay về thăm thầy cô, gặp gỡ các em khóa dưới. Các bạn sống rất tình cảm, luôn giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh như mình. 

PV: Hàng ngày thì cô cần phải làm những công việc gì nài việc dạy học cho các bạn khi lên lớp?

Cô Yến: Khi buổi trưa đến thì cô cùng với các cô khác giúp đỡ các bạn ăn trưa. Cho các bạn ăn xong thì các cô mới được về. Các cô nài việc dạy học thì cần chăm cho các bạn đó ăn uống, hướng dẫn các bạn vui chơi. 

d8e27a683_46479319_623629584718706_3239576492866273280_n.jpg

Nài việc dạy học, cô Yến cũng cần giúp đỡ các em làm những việc cá nhân (Ảnh NVCC)

Cảm ơn cô Lưu Thị Hải Yến về những chia sẻ vô cùng chân thực trên. Qua những chia sẻ của cô chúng ta đã có thể hiểu được phần nào nỗi vất vả của những người lái đò thầm lặng dìu dắt các bạn học sinh đặc biệt. Mong rằng ngày càng có nhiều cô giáo như cô Yến để có thể giúp đỡ các bạn học sinh đặc biệt có thể tới gần hơn với ước mơ chinh phục tri thức.

Nhân ngày 20/11, Sóng Trẻ xin chúc cô Yến cùng với những người đang công tác trong ngành giáo dục luôn vững tay chèo để có thể chèo lái được nhiều thế hệ học trò giỏi, góp phần xây dựng đất nước ngày càng lớn mạnh. Chúc cô cùng với các thầy cô khác luôn ngập tràn sức khỏe để có thể cống hiến hết mình với sự nghiệp trồng người. 

Chu Linh

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN