Nguy hại những món ăn nhanh mùa lễ hội

(Sóng trẻ) - Những ngày sau Tết thường có hội ở các đình chùa, khu di tích,… người dân tham gia rất đông. Do đó, nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi tăng lên. Tuy nhiên để vui chơi lành mạnh và an toàn, người dân cần chú ý, cảnh giác với đồ ăn bày bán tại lễ hội.


Đa dạng thức đồ ăn nhanh tại các lễ hội

Những ngày đầu năm là lúc khắp nơi trên mọi miền đất nước đang tưng bừng các lễ hội đón năm mới, đón xuân. Cũng những ngày này là lúc người người kéo nhau trẩy hội và tham gia vui chơi, ăn uống.

Tại các địa điểm tổ chức lễ hội, đình chùa,… thường có rất nhiều hàng quán đồ ăn vặt, ăn nhanh phục vụ người tham gia chơi hội. Các đồ ăn thường là lựa chọn hàng đầu để người dân có thể ăn uống và tiện thể nghỉ ngơi giữa ngày như xúc xích, lạp xưởng, khoai tây chiên, cá nướng…

Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều món ăn vặt mang tính giải khát như kem ốc, xoài dầm, táo, nước mía,.. phục vụ người đi lễ hội.


1e9803361_anh_1.jpg
Sân hội Gióng (Sóc Sơn) bày bán đồ ăn đa dạng 

Đồ ăn nhanh được chế biến nhanh chóng, có thể ăn luôn tại chỗ hoặc mang theo. Các dạng đồ ăn rất nhiều, chủ yếu là những món làm sẵn chỉ việc sơ chế lại. 

Tại Hội Gióng (Sóc Sơn - Hà Nội), đồ ăn được bày bán san sát nhau, khói bụi, mùi dầu mỡ làm cho không gian tại sân đền khá ngột ngạt. Hàng quán cũng được dựng lên đơn giản, chỉ cần cái ô to che nắng, che mưa với vài bộ bàn ghế, thậm chí có hàng còn không có chỗ cho khách ngồi ăn.

Cũng theo đó, tại lễ hội Lồng Tồng (Định Hóa - Thái Nguyên) tình trạng đồ ăn vặt được bày bán tràn lan, không che đậy cũng rất nhiều. Ngay hai bên bậc thang leo lên đỉnh khu di tích ATK Định Hóa hàng rong bán rất nhiều, không có sự sắp xếp theo hàng lối trật tự.

1e9803361_anh_2.jpg
Đồ ăn tại lễ hội thu hút các bạn trẻ

Chị Nguyễn Thị Hiển (25 tuổi, Đông Anh - Hà Nội) chia sẻ: 



Vấn đề an toàn vệ sinh đáng phải lưu ý

Người bán có thể dựng bàn, dựng ghế tùy nơi không theo trật tự sắp xếp. Người ăn thì cũng có thể vừa đi vừa ăn, đứng để ăn hay ngồi ăn. 

Đồ ăn vặt, ăn nhanh ở các lễ hội đều được chuẩn bị sẵn, khi khách gọi mua thì chỉ cần gói luôn hoặc mang ra cho khách dùng luôn mà không hề chế biến lại. Có chăng, tất cả cũng chỉ là “khuất mắt trông coi”.

1e9803361_anh_3.jpg
Bàn ghế tạm bợ, rác không được dọn dẹp gọn gàng

Xúc xích, lạp xưởng, kẹo kéo, kem bông,…đều đa dạng màu sắc, hình thức thu hút khách vui chơi lễ hội, đặc biệt là trẻ em. Các đồ ăn phục vụ khách vui chơi ngày hội tại các địa điểm thường không rõ nguồn gốc, chất lượng vệ sinh, mức độ an toàn không được kiểm duyệt.

1e9803361_anh_4.jpg
Đồ ăn không được che đậy, chế biến không hợp vệ sinh (Hội Gióng - Sóc Sơn)

Những hàng quán bán đồ ăn thường được chọn làm chốn nghỉ chân sau khi tham quan, vui hội của người dân. Do đó, các thức ăn vặt chủ yếu dùng để bù đắp cơn đói, cơn khát.

Khi được hỏi về vấn đề này, cô Nguyễn Thị Thư  (26 tuổi, Phú Bình - Thái Nguyên) đưa con đi chơi hội lo ngại nói:



Cần chú trọng kiểm tra chất lượng

Tại các lễ hội đầu xuân, người người thường mải vui chơi, du xuân mà không có sự cảnh giác với chất lượng thức ăn vỉa hè, ven đường bán. Giá cả của đồ ăn tại các địa điểm dự hội cũng rất đắt đỏ. “Tôi thấy cao vượt mức ngày thường, có khi gấp đôi, gấp rưỡi” - lời một khách đi lễ nhận xét.

Mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm của mọi hàng quán cả người bán và người mua đều không quan tâm. Người bán mong có thể bán được nhiều hàng, ra sức mời chào. Người mua thì chỉ cần ăn cho thỏa cơn đói bụng. Do vậy, vấn đề chất lượng của các món đồ ăn vặt thật đáng lo ngại.

1e9803361_anh_5.jpg
Những món “khoái khẩu” của mọi lứa tuổi đa phần đều không rõ nguồn gốc

Anh Nguyễn Ngọc Sơn - quản lý lễ hội đền Gióng cho biết: 



Các dịp lễ hội hàng năm là lúc những nguồn thức ăn không rõ nguồn gốc dễ dàng xâm nhập và tiêu thụ trong thị trường nhất. Các cơ quan chức năng cũng như đội ngũ quản lý lễ hội cần có những cách thức kiểm duyệt đồ ăn đảm bảo nhất phục vụ người dân.

Chất lượng đồ ăn, thức uống của không chỉ riêng Hội Gióng (Sóc Sơn). Tại các lễ hội ở mọi nơi đều cần được quan tâm để đảm bảo an toàn vệ sinh. Tình trạng “chặt chém” giá cả cũng cần được cải thiện.

Trong những năm gần đây, văn hóa dân gian ngày càng gắn kết chặt chẽ với du lịch, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho nước ta. Do vậy, những lễ hội phải được xây dựng kế hoạch phát triển toàn diện mọi mặt.

Phan Thu Thương
Báo chí Đa phương tiện K34A1

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN