Cần để trẻ có sự tự do phát triể
(Sóng trẻ) - Đó là một trong những quan điểm chính về đổi mới nền giáo dục nước nhà được đưa ra trao đổi và thảo luận trong buổi giới thiệu sách “Frame of mind - Cơ cấu trí khôn” của Howard Gardner do nhà giáo Phạm Toàn biên dịch. Buổi giới thiệu diễn ra tại phòng họp Rose, tòa nhà UNDP (72 Lý Thường Kiệt) vào chiều ngày 23/11.
Trong buổi giới thiệu sách, nhà giáo Phạm Toàn đã chia sẻ những suy nghĩ chân thành nhất của bản thân trong quá trình biên dịch cũng như khái quát về nội dung cuốn sách.
Tham gia buổi giới thiệu có nhà giáo Phạm Toàn và MC Đặng Hoàng Giang
Được biết, tác phẩm này chính là tiên phong trong quá trình cải cách hóa thế giới giáo dục và tâm lý học bằng nhận thức rằng nài việc chỉ có một loại trí thông minh, chúng ta có nhiều loại trí khôn - phần lớn vốn bị vùi dập bởi các bài kiểm tra quy chuẩn thông thường và phương pháp giáo dục hiện hành - như: trí khôn logic, trí khôn âm nhạc, trí khôn ngôn ngữ…
Nhà giáo Phạm Toàn khẳng định tâm lý học có liên hệ chặt chẽ với khả năng học tập của con người, đặc biệt thể hiện rõ nhất ở trẻ em. Từ đây, ông cũng chia sẻ quan điểm không thể áp dụng những phương pháp giáo điều để ép trẻ con phải nhớ, phải hiểu như thực trạng vẫn đang diễn ra ngày nay. Cần phải nhớ rằng trẻ em không phải “người lớn thu nhỏ” mà đang trong quá trình nhận thức thế giới và sáng tạo, người lớn cần để trẻ tự do phát triển chứ không nên ép buộc sự phát triển đó theo khuôn phép.
Ông cũng cho rằng chúng ta cần tôn trọng các loại trí khôn này và cần tôn trọng tự do phát triển mỗi cá nhân, làm hết sức để cống hiến cho xã hội thay vì trăn trở tài năng của mình là gì hay phải làm gì để phát triển nó.
Đồng tình rằng giáo dục tại Việt Nam hiện nay đang khiến học sinh bị bó hẹp tư tưởng, suy nghĩ theo khuôn khổ, dập khuôn máy móc nhưng nhà giáo Phạm Toàn không hề mất niềm tin vào tương lai nền giáo dục nước nhà. Bằng chứng rõ ràng nhất là sự thay đổi từ từ căn bản, giúp học sinh được thoải mái bày tỏ quan điểm hơn thông qua những đề văn mang tính xã hội cao hơn.
Một thực trạng đáng lo ngại khác của giáo dục Việt Nam là “trì trệ một cách nguy hiểm”, khi thế hệ trẻ chưa đủ để tiếp bước những bậc “cây đa, cây đề”. Để thoát khỏi nỗi lo này thì không thể chỉ trông đợi vào sự đổi mới giáo dục mà ngay bản thân mỗi thanh niên phải có tư tưởng hành động để cống hiến cho đất nước, không sợ thất bại, sợ sai, tự do làm miễn không vi phạm pháp luật. Qua đây, tiến sĩ Hoàng Giang cũng đúc kết ra 5T cho giới trẻ, chính là: Tự chủ, Trách nhiệm, Tâm hồn phong phú, Tích cực và Tình yêu.
Nhiều bạn trẻ tới tham dự buổi giới thiệu
Trong suốt gần 2 tiếng đồng hồ, buổi tọa đàm diễn ra trong bầu không khí sôi nổi khi các khách mời và khán giả liên tục có những tranh luận, trao đổi về thực trạng giáo dục Việt Nam cũng như trách nhiệm của những người trẻ trong quá trình đổi mới đất nước.
Buổi giới thiệu nằm trong chương trình Reading Circle tháng 11 được phối hợp tổ chức bởi VNMG, TIN Vietnam, nhóm Cánh buồm và Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) Việt Nam.
Reading Circle là một dự án giáo dục phi lợi nhuận với các cuộc trò chuyện được tổ chức hằng tháng nhằm chia sẻ tri thức xung quanh các cuốn sách giá trị với các diễn giả khách mời có uy tín. Reading Circle do Vietnam New Media Group (VNMG) và The Integrity Network in Vietnam (TIN Vietnam) khởi xướng và phát triển, trong đó VNMG là một tổ chức giáo dục phi lợi nhuận, còn TIN Vietnam là mạng lưới những thành viên trẻ hoạt động trong các tổ chức phi chính phủ với mong muốn đóng góp cho sự phát triển bền vững và thịnh vượng của Việt Nam.
|
Minh Đan
Báo in K31A2
Cùng chuyên mục
Bình luận