Nhà báo Lê Ngọc Sơn trao đổi với sinh viên Học viện Báo chí và tuyên truyề
(Sóng Trẻ) - Ngày 20/2/2017, nhà báo Lê Ngọc Sơn, Phó TBT báo Tuổi trẻ online.de (Đức), nghiên cứu sinh tại Đức về giải pháp quản trị khủng hoảng, đã có buổi nói chuyện với sinh viên ngành Báo chí khóa 36 khoa Phát thanh và Truyền hình của Học viện Báo chí và tuyên truyền, về báo chí hiện đại và những vấn đề đặt ra với nhà báo hiện nay.
Nhà báo Lê Ngọc Sơn tại buổi nói chuyện
Trong buổi nói chuyện, nhà báo Ngọc Sơn nêu rõ những thách thức được đặt ra cho nghề báo cũng như định hướng phát triển của báo chí và cách xoay chuyển hệ thống báo chí của nước ta. Đồng thời cũng trong buổi nói chuyện này, nhà báo Lê Ngọc Sơn cũng đã giải đáp không ít những thắc mắc của các bạn sinh viên năm nhất của Học viện Báo chí và Tuyên truyền về công việc mà các bạn đang hướng đến trong tương lai.
Vấn đề mà nhà báo Lê Ngọc Sơn đặt ra: “Trong bối cảnh hiện nay, báo chí chính thống không còn chiếm vị trí độc tôn như trước, người làm báo đang phải đối diện với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt” đã nhận được sự hưởng ứng hết sức nhiệt tình từ phía các bạn sinh viên. Theo đó, không chỉ các bạn sinh viên mà cả nhà báo Sơn cũng khẳng định rằng: Báo chí chính thống đang đứng trước những thách thức to lớn của thời đại công nghệ số khi mà các mạng xã hội hay những “Fake news” (tin tức giả) đang tràn lan trên mọi phương tiện truyền thông”.
Các bạn sinh viên rất hăng hái tại buổi nói chuyện
Cùng với rất nhiều thách thức đang được đặt ra, nhà báo Lê Ngọc Sơn cũng chỉ rõ những điểm mạnh và điểm yếu của báo chí từng thời. Đồng thời, anh cũng chỉ ra định hướng phát triển của báo chí trong tương lai. Anh đã chứng minh cho các sinh viên thấy rõ những điểm yếu thực sự của nền báo chí truyền thống so với báo chí hiện đại, đặc biệt là việc đáp ứng nhu cầu thiện chí của độc giả cả về chất và về lượng.
Câu hỏi được đặt ra là Báo chí chính thống liệu có chết hay không? Với câu hỏi này, anh đã khẳng định: “Khả tín là một tiêu chí được dùng để điều tra những bê bối lớn, bảo vệ người yếu thế, thuyết phục người ta có lí do để đọc báo chí chính thống và chỉ có báo chí chính thống mới có thể điều tra công phu, tỉ mỉ để đen đến cho người đọc những thông tin chính xác nhất”. Như vậy, câu trả lời của nhà báo Lê Ngọc Sơn cũng như lời khẳng định về vị thế và vai trò của báo chí chính thống trong xã hội.
Cũng trong buổi nói chuyện này, nhà báo Lê Ngọc Sơn đã nêu ra 3 mô hình phát triển báo chí đang có sự phát triển mạnh nhất. Mô hình đầu tiên được anh nhắc đến là việc xin hỗ trợ, cổ vũ từ phía độc giả cho tờ báo của mình hay tìm nhà tài trợ cho tờ báo, mô hình này đã được tờ Guardian sử dụng hết sức thành công. Tiếp theo là mô hình tạo ra nhiều ấn bản riêng, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội, đây là mô hình thành công của tờ Spiegel. Mô hình cuối cùng được anh nhắc tới là mô hình bắt buộc độc giả phải trả tiền khi đọc báo, với mô hình này, dù đã mang lại rất nhiều lợi ích cho tờ London Sunday, xong để áp dụng nó tại Việt Nam thì còn nhiều hạn chế.
Các bạn sinh viên trong buổi nói chuyện và nhà báo Lê Ngọc Sơn
Chia sẻ về mong muốn của mình khi đến với buổi nói chuyện, nhà báo Lê Ngọc Sơn cho hay: “Hôm nay mình đến nói chuyện với các bạn là mong các bạn có thể có những cái nhìn mới hơn về nghề báo và muốn các bạn xác định rõ ràng, vào nghề báo để trở thành một nhà báo tử tế, một nhà báo “sạch”. Sau này ra trường, dù các bạn có làm nghề nào thì tư duy báo chí cũng giúp bạn rất nhiều trong công việc. Hãy luôn tự hào vì các bạn là những sinh viên trường báo”.
Linh Phạm
Báo chí K36.7
Cùng chuyên mục
Bình luận