Cẩn thận với những chủ trọ khó tính
(Sóng Trẻ) - “Sinh viên ai chẳng muốn tìm được nơi trọ có điều kiện tốt, phòng sạch sẽ, lại đảm bảo an toàn. Nhưng đồng thời với những điều kiện đó thì luôn luôn hiện diện những chủ trọ khó tính và những đòi hỏi oái oăm… không thể chấp nhận.”
“Phạt tiền cho nhớ”
Những nhà trọ sạch sẽ, an toàn là những nơi có sự quản lý tốt của chủ trọ. Nhưng cũng tạo ra không ít phiền phức cho sinh viên.
Nguyễn Thị Ánh, sinh viên Đại học Lao động Xã hội tức tối kể: “Mẹ mình ra chơi mấy ngày mục đích là xem mình sống có tốt không, thế mà bác chủ cứ đi đi lại lại chú ý mẹ như kẻ gian ý. Rồi đến khi mình lên xin cho mẹ được ngủ qua đêm thì bác thản nhiên đòi thu 25 nghìn. Bác nói là do người thân nên mới thu như thế chứ bạn bè thì đã thu 50 nghìn rồi”.
(Ảnh minh họa)
Phạm Xuân Lan, trường Đại học Sư Phạm ấm ức: “tớ biết chủ trọ khó tính nên đã cố gắng giữ gìn vệ sinh chung rồi nhưng chỉ cần thấy một tý rác bẩn là bác ấy lại lấy chổi ra quét và đe dọa phạt tiền. Rồi đến lúc thu tiền nhà bác ấy đòi mỗi phòng 30 nghìn tiền vệ sinh”
Với nhiều phòng trọ sạch sẽ, an toàn thì không tránh khỏi sự quản lý chặt chẽ của chủ trọ. Bác Trực, chủ trọ ở Xuân Thủy lý giải: “Sinh viên ăn ở bề bộn lắm nên phải chú ý từng tí một, mà biện pháp hay nhất là cứ phạt tiền cho nhớ”.
Việc thu tiền vô tội vạ như hiện nay đã trở thành điều sai trái và không thể chấp nhận được. Có nhiều chủ trọ đã lợi dụng điều này để mưu lợi cá nhân chứ không phải với mục đích xử phạt.
Quản lý cả đời tư
Phạm Hường, sinh viên năm nhất Đại học Thủy Lợi, chưa hết vui mừng vì đã thuê được phòng trọ “như mơ” mà giá cả phải chăng thì chỉ 3 tháng sau cô đã phải nhờ bạn bè tìm phòng trọ mới. Hường kể: “Nơi ở thì không có gì phải chê nhưng chủ trọ lại quá cứng nhắc lại quản lý quá sâu vào đời sống của mình, khiến cho mình không thể chịu nổi”.
Trước khi được vào ở Hường đã phải ngồi 1 buổi nghe chủ nhà nói về nội quy. Nào là không được về khuya quá 10 giờ, ngày thường không được đưa bạn về, chủ nhật có thể mời bạn về chơi nhưng chỉ nói chuyện, không được nấu ăn, không được ở lại cả ngày. Có lần Hường có việc ở trường về muộn nhưng bác chủ nhất quyết không mở cửa, làm cô phải sang nhà bạn ngủ nhờ.
Thái Trường, Học viện báo chí và tuyên truyền, sau khi ổn định phòng trọ mới thở phào nhẹ nhõm. Nguyên là do Trường mời bạn gái về chơi, nhưng lại khép hết cửa lại để trò chuyện. Chủ trọ tưởng 2 người làm chuyện gì liền xô cửa vào, Trường chưa kịp giải thích gì thì bác chủ đã mắng té tát và nhất quyết đuổi ra khỏi nhà.
Thực sự cách kiểm soát quá mức như vậy khiến cho các bạn không hề được thoải mái mặc điều kiện sống tốt gấp mấy lần những nơi khác. Những trường hợp trên khi được chuyển nơi ở cảm giác như thoát khỏi ngục tù.
Tìm được phòng trọ đã khó nhưng để sống được trong những phòng trọ bị quản lý nghiêm ngặt, không biết khi nào mình bị đuổi đi còn khó hơn. Lấy lý do “mày không ở đã có người khác ở” nhiều chủ trọ đã thực hiện những nội quy do họ đặt ra mà ít ai có thể chịu được. Nhiều sinh viên trong tình huống đã cam chịu để chủ trọ làm nhục vì một nguyên nhân họ là chủ, nên thà chịu thiệt một tý lấy nơi sống đã. Còn nhiều người do không chịu nổi đã quyết ý ra đi tìm một nơi không tốt bằng nhưng thoải mái và khi nghĩ lại còn thấy rùng mình.
“Phạt tiền cho nhớ”
Những nhà trọ sạch sẽ, an toàn là những nơi có sự quản lý tốt của chủ trọ. Nhưng cũng tạo ra không ít phiền phức cho sinh viên.
Nguyễn Thị Ánh, sinh viên Đại học Lao động Xã hội tức tối kể: “Mẹ mình ra chơi mấy ngày mục đích là xem mình sống có tốt không, thế mà bác chủ cứ đi đi lại lại chú ý mẹ như kẻ gian ý. Rồi đến khi mình lên xin cho mẹ được ngủ qua đêm thì bác thản nhiên đòi thu 25 nghìn. Bác nói là do người thân nên mới thu như thế chứ bạn bè thì đã thu 50 nghìn rồi”.
(Ảnh minh họa)
Phạm Xuân Lan, trường Đại học Sư Phạm ấm ức: “tớ biết chủ trọ khó tính nên đã cố gắng giữ gìn vệ sinh chung rồi nhưng chỉ cần thấy một tý rác bẩn là bác ấy lại lấy chổi ra quét và đe dọa phạt tiền. Rồi đến lúc thu tiền nhà bác ấy đòi mỗi phòng 30 nghìn tiền vệ sinh”
Với nhiều phòng trọ sạch sẽ, an toàn thì không tránh khỏi sự quản lý chặt chẽ của chủ trọ. Bác Trực, chủ trọ ở Xuân Thủy lý giải: “Sinh viên ăn ở bề bộn lắm nên phải chú ý từng tí một, mà biện pháp hay nhất là cứ phạt tiền cho nhớ”.
Việc thu tiền vô tội vạ như hiện nay đã trở thành điều sai trái và không thể chấp nhận được. Có nhiều chủ trọ đã lợi dụng điều này để mưu lợi cá nhân chứ không phải với mục đích xử phạt.
Quản lý cả đời tư
Phạm Hường, sinh viên năm nhất Đại học Thủy Lợi, chưa hết vui mừng vì đã thuê được phòng trọ “như mơ” mà giá cả phải chăng thì chỉ 3 tháng sau cô đã phải nhờ bạn bè tìm phòng trọ mới. Hường kể: “Nơi ở thì không có gì phải chê nhưng chủ trọ lại quá cứng nhắc lại quản lý quá sâu vào đời sống của mình, khiến cho mình không thể chịu nổi”.
Trước khi được vào ở Hường đã phải ngồi 1 buổi nghe chủ nhà nói về nội quy. Nào là không được về khuya quá 10 giờ, ngày thường không được đưa bạn về, chủ nhật có thể mời bạn về chơi nhưng chỉ nói chuyện, không được nấu ăn, không được ở lại cả ngày. Có lần Hường có việc ở trường về muộn nhưng bác chủ nhất quyết không mở cửa, làm cô phải sang nhà bạn ngủ nhờ.
Thái Trường, Học viện báo chí và tuyên truyền, sau khi ổn định phòng trọ mới thở phào nhẹ nhõm. Nguyên là do Trường mời bạn gái về chơi, nhưng lại khép hết cửa lại để trò chuyện. Chủ trọ tưởng 2 người làm chuyện gì liền xô cửa vào, Trường chưa kịp giải thích gì thì bác chủ đã mắng té tát và nhất quyết đuổi ra khỏi nhà.
Thực sự cách kiểm soát quá mức như vậy khiến cho các bạn không hề được thoải mái mặc điều kiện sống tốt gấp mấy lần những nơi khác. Những trường hợp trên khi được chuyển nơi ở cảm giác như thoát khỏi ngục tù.
Tìm được phòng trọ đã khó nhưng để sống được trong những phòng trọ bị quản lý nghiêm ngặt, không biết khi nào mình bị đuổi đi còn khó hơn. Lấy lý do “mày không ở đã có người khác ở” nhiều chủ trọ đã thực hiện những nội quy do họ đặt ra mà ít ai có thể chịu được. Nhiều sinh viên trong tình huống đã cam chịu để chủ trọ làm nhục vì một nguyên nhân họ là chủ, nên thà chịu thiệt một tý lấy nơi sống đã. Còn nhiều người do không chịu nổi đã quyết ý ra đi tìm một nơi không tốt bằng nhưng thoải mái và khi nghĩ lại còn thấy rùng mình.
Anh Ngọc
Báo mạng điện tử K.30
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Báo mạng điện tử K.30
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận