Nhọc nhằn nghề lao công - Kì 1: Lặng thầm “làm đẹp” phố, phường về đêm

(Sóng trẻ) - Hàng ngày vào lúc nửa đêm, ta thường bắt gặp hình ảnh những người công nhân vệ sinh môi trường xuất hiện trên khắp mọi ngả đường, góc phố. Hành trình thu gom rác của họ dường như không dừng chân, không ngơi nghỉ tay vì phải quét dọn, lượm nhặt tất cả các loại rác, để đường phố phải sạch sẽ trước khi bình minh lên.

Dù thời tiết nóng nực của mùa hè, cái lạnh giá của mùa đông, cơn mưa xối xả như trút nước hay vào các dịp lễ tết, cứ vào cuối mỗi buổi chiều, khi đường phố đã lên đèn, trên khắp các tuyến đường khu vực nội thành của thành phố Hà Nội, chúng ta thường bắt gặp hình ảnh những công nhân vệ sinh môi trường gồng mình đẩy những chiếc xe chất đầy rác đến nơi tập kết để chuyển lên xe ô tô đưa về bãi rác.

trinh2.jpg

Công nhân Công ty cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Vĩnh Yên thu gom rác thải tại phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội)

Cứ như vậy, mỗi ngày, vào đêm hay lúc rạng sáng, những người công nhân đó lại xuất hiện trên khắp mọi ngả đường, góc phố. Hành trình thu gom rác của họ dường như không dừng chân, không ngơi nghỉ tay vì phải quét dọn, lượm lặt tất cả các loại rác, để trước khi bình minh lên, đường phố đã sạch sẽ.

Trắng đêm làm sạch đường phố

Theo chân chị Nguyễn Thị Trinh, công nhân vệ sinh môi trường của Công ty cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Vĩnh Yên mới thấy công việc của những người lao công mới cực nhọc biết bao. Ngày nào cũng vậy, tầm 17 giờ, với một cây chổi, một xe đẩy rác chị lại lao ra đường phố bắt đầu công việc của mình. Cứ vậy từ lúc bắt đầu đến hết ca làm, chị miệt mài với công việc, hết quét lại nhặt lại gom. Kể cả khi màn đêm buông xuống, các con đường ngõ phố đã ngủ yên, chiếc áo phản quang của chị vẫn sáng khắp các con đường.

30122011tcq04162057909.jpg
Chị Nguyễn Thị Trinh, nhân viên vệ sinh môi trường của Công ty cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Vĩnh Yên đã gần chục năm theo nghề.

Dáng người nhỏ nhắn, nhưng mỗi tối chị Trinh phải đẩy khoảng 6 xe rác đến điểm tập kết và đợi đến nửa đêm, khi rác được dọn sạch sẽ mới được về nhà. Nhưng không phải lúc nào cũng 11-12 giờ đêm được nghỉ, có hôm còn phải đến tận sáng hôm sau mới về nhà vì rác quá nhiều, quét dọn không xuể, nhất là những đêm trời mưa to gió lớn, rác thải, bùn thải, lá cây, cành cây gãy rụng nằm ngổn ngang.

Chị cho biết: “Đặc thù của nghề này là làm cho đến khi hết rác mới được về chứ không có giờ giấc cụ thể, vì thế mà có những hôm 2 – 3 giờ sáng mới được về. Còn những ngày lễ, ngày tết lượng rác thải càng nhiều, thay vì được nghỉ ngơi như bao nghề khác, nghề lao công như chúng tôi lúc này lại phải tăng ca, vất vả hơn cả ngày thường”.

Công việc dọn vệ sinh tưởng chừng như đơn giản, nhưng ẩn chứa trong đó là sự nhọc nhằn, vất vả trăm bề và những nguy hiểm luôn cận kề. “Những hôm trời nắng, rác bốc mùi, bịt mấy lớp khẩu trang nhưng vẫn vô cùng khó chịu. Còn trời mưa, đường trơn, xe rác bị đổ tung tóe, mấy anh chị em lại lúi húi quét dọn mãi mới xong để xe tới vận chuyển đi đổ ở bãi tập kết rác”, chị Trinh tâm sự.

Nhọc nhằn, nguy hiểm

Họ đến với nghề này không chỉ là vì miếng cơm, manh áo phục vụ cho bản thân và gia đình, mà đó còn ý thức của họ với cộng đồng. Họ hết lòng tận tụy trong công việc, không quản ngại khó khăn, vất vả và cả những hiểm nguy luôn thường trực.

Đồng nghiệp với chị Trinh, anh Đoàn Văn Nguyên (52 tuổi), nhân viên vệ sinh môi trường khu vực Phan Văn Trường (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Công việc của mình là quét hết rác chứ không phải làm hết giờ. Đến và gắn bó với công việc là duyên”.

Nhiều người vẫn nghĩ lao công chỉ là nghề quét rác đơn giản, nhưng để đưa được cây chổi dài và nặng quét hàng cây số trên các con đường, vừa quét vừa phải đẩy theo xe rác nặng trịch thì không hề đơn giản.

img_20220428_211418.jpg
Trò chuyện với phóng viên nhưng anh Nguyên vẫn luôn tay với công việc, anh không ngại chia sẻ những câu chuyện của mình.

Vừa đưa tay quét vội những đống rác, anh Nguyên vừa nói: “Nhìn vậy chứ không phải ai cũng làm được, cái gì cũng phải học mới biết kể cả việc đẩy xe rác cũng cần phải có kinh nghiệm mới đẩy được chứ không là lật xe ngay. Bản thân tôi cũng vậy, những ngày đầu vào làm chưa quen nên chân tay hay bị đau, mỏi. Tôi phải quan sát mọi người làm lâu năm để học hỏi rồi tự mình đúc rút ra kinh nghiệm”.

Làm nghề “quét rác” đồng nghĩa với việc chấp nhận sự hôi hám, độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe. Có những người đã phải chịu di chứng về sức khỏe sau nhiều năm gắn bóc với công việc này. Chị Trinh tiếp lời anh Nguyên: “Chúng tôi thường xuyên tiếp xúc với rác, với khói bụi nên rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là vấn đề hô hấp và xương khớp”. Thế nhưng, là người yêu lao động, gắn bó với nghề, chị luôn hoàn thành xuất sắc công việc được giao và sống lạc quan, yêu đời, trách nhiệm với công việc.

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, công nhân vệ sinh môi trường còn thường xuyên phải đối mặt với những tai nạn nghề nghiệp. “Ngày đầu đi làm, khi vừa lên xe đứng cho rác đi xuống tôi đã bị sắt đâm thủng ủng, chảy máu chân. May mắn có mấy người đồng nghiệp giúp băng bó vết thương. Mới đi làm đã tốn đến cả triệu tiền thuốc, nhưng đến giờ thì quá quen rồi”, anh Nguyên nhớ lại.

Theo lời kể của anh Nguyên, chị Trinh, những vật sắc nhọn đâm vào chân, cứa vào tay dường như là chuyện thường tình. Thậm chí, làm việc về đêm họ còn thường xuyên gặp tai nạn giao thông, bị các đối tượng xấu lợi dụng.

Còn tiếp!

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN