Những nỗi khổ của sinh viên ở Ký túc xá
(Sóng trẻ)- Khi mệnh giá cả phòng ở, điện, nước,… ở ký túc xá, xét trên một kỳ học chỉ bằng một tháng tiền nhà của sinh viên ở nhà trọ nài. Điều đó đã thu hút nhiều bạn sinh viên mong muốn được ở Ký túc xá. Rẻ tiền nhà nhưng cũng nhiều bất cập, nhiều nỗi lo mà chỉ sinh viên ở ký túc xá có mới thấm.
Nài những sinh viên thuộc diện được xét ở ký túc xá, còn rất nhiều sinh viên viết đơn trình lên ban quản lý ký túc xá để được ở. Với những sinh viên có hoàn cảnh mong muốn được ở để đỡ được phần nào về cơm, gạo, áo, tiền và một số vì gần trường thuận lợi cho việc học. Nhưng lại có nhiều sinh viên khi được diện ở, lại viết đơn xin ra nài ở vì,..
Số lượng người quá đông trong một phòng.
Một căn phòng chưa đầy 20m vuông mà chứa đến 21 con người cùng ở, điển hình ở ký túc xá trường Đại học Lao động Xã hội Hà Nội.

Căn phòng như ổ chuột của ký túc xá trường Lao đông Xã hội.
Bạn Sẻng Thị Hiên sinh viên năm thứ 3 ở ký túc xá Trường Lao động xã hội chia sẻ:
:
Với căn phòng lụp xụp, chật hẹp như vậy các bạn học tập và ăn ở như thế nào? khi ở các ký túc xá trường khác như trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tối đa chỉ 6 đến 8 người ở một phòng, cũng đã thấy khó khăn trong sinh hoạt, học tập.
Bạn Tấm ký túc xá Trường Lao động xã hội, cho biết: “Phòng mình có 21 bạn cùng ở, mà phòng thì nhỏ còn không đủ chỗ để đồ đạc nên nhìn phòng rất lộn xộn. Phòng chỉ có mỗi một phòng tắm và nhà vệ sinh nên khi mỗi tối xếp hàng đến 9 giời 10 giờ tối mới xong. Vì ở quá đông người nên nhiều khi cũng xảy ra nhiều chuyện nội bộ trong phòng.”
So với sinh viên ở trọ nài, chỉ 2 người đến 3 người chung một phòng, cũng đã cảm thấy không hợp với nhau. Phải chăng, các bạn ở trong ký túc xá phải rất có gắng để hoà đồng và giúp đỡ nhau trong việc giữ gìn nề nếp sống trong “căn phòng công cộng” ấy
Nỗi lo ăn uống không đảm bảo
Với quy định không được nấu ăn trong phòng ở ký túc xá các trường Đại học, cao đẳng, bắt buộc tất cả các sinh viên tự túc ăn uống ở bên nài.

Thức ăn được chế biến sẵn ở quán cơm bụi sinh viên, giá 15.000 đồng, không rõ nguồn gốc và chất lượng.
Mặc dù, biết rõ thức ăn bên nài không được đảm bảo và rõ nguồn gốc, nhưng không còn sự lựa chọn nào hơn.
Bạn Giàng Thị Pài, lớp Giáo Dục Lý luận K34, trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền tâm sự: “Ở đây chắc mình cũng như mọi người thôi, sáng, trưa, tối đều ăn ở nài. Mặc dù mình biết ăn cơm bụi, hay những đồ ăn sẵn ở nài chợ, không được đảm bảo nhưng không còn cách nào khác. Nhiều lúc mình nghĩ ra nài ở để ăn uống và sinh hoạt thuận tiện hơn. Nhưng vì quá đắt đỏ nên đành phải ở lại.”
Nhiều sinh viên không phù hợp với thức ăn bên nài, nên sự lựa chọn đầu tiên của các bạn lại là những thùng gói mì ăn liền, vì vừa nhanh mà giá cũng rẻ. Nhưng ăn mì tôm nhiều cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của các bạn .

Mỳ gói, sự lưạ chọn ưu tiên của nhiều sinh viên
Bạn Nguyễn Thị Thảo, ký túc xá tư nhân Thăng Long (Cầu Giấy), bùi ngùi chia sẻ: "Mình là sinh viên năm nhất mà đã nhập viện 3 lần vì ngộ độc thức ăn ở nài. Cũng rất sợ nên mình hay ăn mì tôm mà cũng không chắc vì ăn nhiều mì quá cũng không tốt.”
Để đáp ứng nhu cầu của sinh viên mong muốn được thuê nhà giá rẻ, ở Hà Nội đã mọc lên dịch vụ ký túc xá như: Ký túc xá Thăng Long ; ký túc xá khu Đô thị Mỹ Đình,... Nhưng để đảm bảo an toàn và phòng cháy chữa cháy cũng như các mối nguy hiểm khác thì các ký túc xá tư nhân quy định cũng rõ ràng và nghiêm cấm nấu nướng trên phòng, thậm chí còn khắt khe hơn các ký túc xá ở các trường Đại học, cao đẳng.
Hay mất nước sinh hoạt
Vào những giờ cao điểm, quá nhiều người sử dụng, mức lượng nước cạn khiến các bạn bị mất nước thường xuyên Và thường phải “cầu mưa” xuống để có lượng nước dùng.
Bạn Hoa, Ký túc xá học viện báo chí và Tuyên truyền chia sẻ: “Nhất là mùa nắng nóng, hay mất nước có khi còn không có nước đánh răng để đi học. Có lúc sáng sớm phải đi xách nước ở toà nhà khác sang dùng không thì phải mua nước lọc sẵn ở phòng.quần áo có khi cả tuần không được giặt, hễ định giặt là nước mất”.
Với các sinh viên trọ nài luôn phải lo lắng tiền nhà, tiền điện, nước,… và những câu chuyện bức xúc về ý thức hàng xóm thì các bạn sinh viên ở ký túc xá lại luôn lo lắng cho từng bữa ăn, cách sống và những nỗi lo về những căn bệnh truyền nhiễm khi chung phòng với nhiều người.
Vương Mai
Lớp báo Đa Phương Tiện K34a1
Cùng chuyên mục
Bình luận