Những phát minh quen thuộc do phụ nữ sáng tạo

(Sóng trẻ) - Đó là những thứ vô cùng gần gũi đối với cuộc sống chúng ta. Nhưng ít ai biết được những phát minh đó lại do chính những phụ nữ, một nửa thế giới sáng tạo ra.

1. Cần gạt nước 

3021b2566_anh_1.jpg

Mary Anderson được coi là người đầu tiên tạo ra cần gạt nước vào năm 1903. Chiếc gạt nước này được vận hành bằng cách vặn một cái tay cầm đòn bẩy phía trong xe rồi di chuyển tới lui. Năm 1905, bà cố gắng bán bản quyền sáng chế thông qua một công ty Canada, nhưng họ đã từ chối lá đơn của bà và nói rằng: “Chúng tôi không nghĩ nó có đủ giá trị thương mại để đảm bảo việc kinh doanh của chúng tôi”. Sau khi bằng phát minh hết hạn vào năm 1920 và các doanh nghiệp sản xuất ô tô phát triển theo cấp số nhân, chiếc gạt nước sử dụng theo thiết kế cơ bản của Anderson đã trở thành một thiết bị tiêu chuẩn. Năm 1922, Cadillac trở thành nhà sản xuất đầu tiên áp dụng phát minh này như một thiết bị tiêu chuẩn trong xe hơi.

2. Kính vô hình

3021b2566_anh_2.jpg

Vào năm 1935, Katherine Blodgett nghĩ ra một phương pháp để phát tán một lớp phủ có độ dày đơn phân tử lên kính và kim loại. Bà sử dụng phim hóa học barium để phủ kính với 44 lớp đơn phân tử để làm kính tăng khả năng truyền dẫn đến hơn 99%, tạo ra kính trong suốt. Katherine Burr Blodgett là người phụ nữ đầu tiên được nhận học vị Tiến sĩ Vật lý từ đại học Cambbridge vào năm 1926. Sau khi nhận bằng, bà được General Electric thuê vào làm việc. 


3. Máy rửa bát 

3021b2566_anh_3.jpg

Cochranemade là chiếc máy rửa bá¬t cơ khí đầu tiên được lắp ráp vào năm 1886 bởi Josephine Cochrane - một người phụ nữ giàu có, thường xuyên tổ chức tiệc tại nhà. Cochrane không phải rửa bất kì một chiếc đĩa nào vì bà đã có những người giúp việc làm thay mình, nhưng bà muốn có một chiếc máy làm việc này nhanh hơn mà không làm sứt mẻ một chiếc đĩa nào. Chưa có ai tạo ra được chiếc máy như vậy nên bà đã quyết định tự làm. Đầu tiên, bà đo số lượng đĩa. Sau đó, bà tạo nên các ngăn sao cho phù hợp và để vừa bát, cốc hay đĩa. Các khoang được đặt vào bên trong một bánh xe nằm phẳng trong một cái nồi hơi. Động cơ làm quay bánh xe trong khi nước xà phòng nóng phun lên từ đáy nồi hơi và trút xuống đĩa. Các bạn gái của Cochrane rất ấn tượng và nhờ bà làm cho họ một chiếc máy rửa bát và gọi chúng là “máy rửa chén Cochrane”.

Chẳng mấy chốc, “máy rửa chén Cochrane” trở nên nổi tiếng, Cochrane đã nhận được rất nhiều đơn hàng từ các nhà hàng và khách sạn tại bang Illinois. Bà nhận bằng sáng chế cho thiết kế của mình và đưa vào sản xuất. Bà đã đưa phát minh này tới triển lãm World's Columbian tại Chica vào năm 1893 và giành được giải thưởng cao nhất cho "thiết kế cơ khí tốt nhất, bền nhất và phù hợp với công việc nhất". Sau đó, bà thành lập một công ty chuyên sản xuất máy rửa bát và tạo dựng nên thương hiệu KitchenAid, có nghĩa là “giúp việc bếp núc."
 
4. Bút xóa 

3021b2566_anh_4.jpg

Bette Nesmith Graham (1924-1980) từng là nữ thư ký chuyên nghiệp tại ngân hàng Texas, bà nhận thấy rằng rất khó để có thể xóa các lỗi tạo ra bởi máy đánh chữ phiền toái. Vào một ngày, trong khi quan sát một người họa sĩ sơn, bà nhận ra mỗi khi bị lỗi họ lại quét một lớp sơn khác chèn lên. Bà đã quyết định sử dụng cách của người họa sĩ đó. Bà cho sơn trắng vào trong một cái chai và lấy một chiếc bút vẽ màu nước đến văn phòng để chỉnh sửa lỗi. Graham đã bí mật sử dụng chất lỏng này để sửa lỗi trong 5 năm, thử một số cải tiến cùng với sự trợ giúp từ cô giáo dạy Hóa của con trai bà. Một số cấp trên của bà cảnh báo và ngăn không cho bà sử dụng nó nhưng đồng nghiệp thường xuyên tìm bà để mượn.

Sau đó không lâu, sản phẩm bút xóa đầu tiên có tên Mistake Out ra đời, sau đổi thành Liquid Paper khi bà thành lập công ty. Năm 1979, bà bán Liquid Paper cho công ty Gillette với 47,5 triệu đô la. Tại thời điểm đó, công ty bà có hơn 200 nhân công và đã xuất xưởng 25 triệu lọ bút xóa/năm.

5. Cầu thang thoát hiểm 

3021b2566_anh_5.jpg

Bằng phát minh đầu tiên được đăng ký cho cầu thang thoát hiểm là của Anna Connelly vào năm 1887. Nhưng có lẽ phát minh của bà chỉ trở nên nổi tiếng khi nó được áp dụng cho việc tạo ra cầu thang thép.

6. Cưa vòng

1342d9d9e_anh_6.jpg

Tabitha Babbitt (1784–khoảng 1853) - một nhà sản xuất dụng cụ người Mỹ, là nguời đã phát minh ra chiếc cưa vòng được sử dụng đầu tiên trong một xưởng cưa năm 1813. Khi quan sát những ông phó mộc hì hục kéo cưa lừa xẻ, tiêu hao năng lượng một cách vô ích, bà đã quyết định bắt tay vào nghiên cứu và cho ra đời một loại cưa vòng. Chiếc cưa vòng đầu tiên được bà tạo ra tại Albany, New York. 

Bà cũng cùng phát minh ra cắt móng tay với Eli Whitney. Nhưng Babbitt không bao giờ mua bằng sáng chế cho những phát minh của mình.
 
7. Bánh quy sôcola chip

1342d9d9e_anh_7.jpg

Chiếc bánh quy sôcôla chip được tình cờ phát triển bởi Ruth Graves Wakefield vào năm 1930. Đó là lúc làm bánh quy sôcôla cho khách, vì hết bột sôcôla, Wakefield đã sử dụng thanh sôcôla Nestle bị đập vỡ vụn, vì Wakefiled nghĩ rằng nó sẽ tan chảy và trộn vào bột. Chiếc bành quy sôcôla chip đã được ra đời như vậy. Wakefiled đã bán công thức đó cho hãng Nestle để đổi lấy nguồn cung cấp sôcôla vụn suốt đời.

8. Cờ tỉ phú

1342d9d9e_anh_8.jpg

Elizabeth J Magie Phillips đã sáng tạo ra trò chơi này với hi vọng có thể  giải thích được một lý thuyểt về thuế đơn giản của Henry Geogre. The Landlord’s Game (Trò chơi của Chủ đất) của bà được phát hành thương mại vào đầu năm 1906. Từ năm 1906 đến những năm 1930, một loạt các trò chơi dựa vào khái niệm của bà đã được phát triển và đều liên quan đến mua bán đất và mở rộng đất đai.

9.  Ngôn ngữ máy tính COBOL

1188fa286_0d45fee09ac611e38db3f5860a49b690_e014600.jpg

Khi chúng ta nghĩ đến những tiến bộ của máy tính, chúng ta có xu hướng nghĩ đến những người đàn ông như Charles Babbage, Alan Turing hay Bill Gates. Nhưng ít ai biết đến nữ đô đốc Grace Murray Hopper cũng xứng đáng với vai trò của mình trong ngành công nghiệp máy tính. Năm 1943, bà gia nhập quân đội và sau đó công tác tại Đại học Harvard, tham gia dự án nghiên cứu máy tính Harvard Mark I của IBM, loại máy tính quy mô lớn đầu tiên của Mỹ.

1342d9d9e_anh_9.jpg

Bà là người thứ ba thiết lập chương trình và soạn thảo cẩm nang vận hành cho thiết bị này. Đầu thập niên 50 ở thế kỷ trước, bà là người phát minh ra các trình biên dịch, dịch các lệnh tiếng Anh thành mã máy tính. Đô đốc Hopper cũng là người đã phát minh ra Ngôn ngữ COBOL (Common Business-Oriented Language), một trong những ngôn ngữ lập trình máy tính đầu tiên của nhân loại. Đô đốc Hopper cũng đã nhận được nhiều giải thường cho công trình của bà, trong đó vinh dự nhận được một chiếc tàu chiến đặt theo tên bà.  

10. Pháo sáng 

1342d9d9e_anh_10.jpg

Trong khi tìm kiếm những giấy tờ của người chồng quá cố, Martha Jane Coston đã phát hiện ra những ghi chép của ông về các báo hiệu đêm tại bãi đậu thuyền. Nhưng nững công việc bị bỏ dở của chồng bà cần đến nhiều nỗ lực bổ sung để có thể trở thành một hệ thống tín hiệu thực tế.

Trong gần mười năm, Martha Coston đã làm việc để phát triển hệ thống pháo sáng dựa trên công trình trước của chồng. Ngày 5/4/1859, bà đã được cấp bằng sáng chế của Mỹ cho tín hiệu pháo sáng và hệ thống mã. Sử dụng các kết hợp khác nhau từ nhiều màu sắc, nó cho phép các tàu gửi báo hiệu cho nhau và với bờ biển.

Theo Yahoo.com 
Dịch: Ngô Hồng Anh 
Phát thanh K32 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Trung thu trong đôi mắt ngàn sao

Trung thu trong đôi mắt ngàn sao

Tin nổi bật2 ngày trước

(Sóng trẻ) - Tết Trung thu trong tín ngưỡng người Việt được xem là Tết của trẻ em. Nhưng, tại nhà X1, ngõ 17 Hoàng Ngọc Phách, phóng viên được chứng kiến một cái Tết Trung thu đặc biệt. Tết Trung thu của những đứa trẻ mang hình hài “trưởng thành”.

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN