Nội trú Cao Bằng: Gia đình thứ hai của tôi

(Sóng trẻ) - Thời học sinh của tôi đi qua một cách bình lặng. Có lẽ điều đó càng khiến tôi phải tiếc nuối, phải nhớ thương nhiều hơn về một mái trường chỉ còn là kỷ niệm -  gia đình Dân tộc Nội trú Cao Bằng thân yêu! 

Có lẽ một niềm tự hào trong suốt đời học sinh của tôi chính là được trở thành một thành viên của trường Dân tộc Nội trú (DTNT). Không chỉ vì đó là một trong những môi trường giáo dục tốt nhất của tỉnh mà còn bởi nhiều thứ không thể có được ở các trường THPT bình thường nào khác.

Ra trường đã 3 năm, chúng tôi chẳng mấy khi có cơ hội về thăm lại trường hay thầy cô giáo cũ, chỉ biết rằng nơi đó đã thực sự như một mái ấm gia đình trong quãng đời học sinh. Để giờ đây, khi bắt gặp những hình ảnh của mái trường, thầy cô và các em khóa dưới, tôi đã rất khát khao, ghen tỵ rằng giá như thời gian trở lại, giá như lại được là một đứa con trong mái nhà chung đó. 

Trên đất nước này có 54 mái trường như vậy, và có lẽ những ai đã từng là học sinh trường DTNT đều sẽ cảm thấy tự hào. 

Bởi ở nơi đó, cuộc sống riêng trong mỗi chúng tôi được hòa vào nhau thành từng “hơi thở” của một đại gia đình, dù là các dân tộc khác nhau, đến từ các vùng miền khác nhau. Có lẽ những ai chưa biết thì sẽ không tin điều đó. Chúng tôi, những đứa trẻ 15, 16 tuổi từ khắp nẻo các miền quê trong tỉnh ra thành phố học hành, chập chững bước vào cấp III ở một môi trường tập thể, một nơi mà mọi công việc học tập, sinh hoạt cá nhân đều diễn ra trong phạm vi khu biệt ấy. Kí túc xá, lạ rồi quen, rồi bỗng trở thành một gia đình thu nhỏ để rồi chúng tôi phải yêu quý thực sự. 

728cec9de_anh_1.jpg
Trường tôi – mái nhà chung của các học sinh dân tộc thiểu số

Tuy cơm canh ở nhà bếp của trường sẽ không được như những bữa cơm mẹ nấu, nhưng chúng đã xoa dịu phần nào nỗi nhớ nhà, xa quê của những đứa trẻ còn quá non dại. Sáng, trưa, hay tối, cứ  như vậy - chúng tôi lớn dần theo từng bữa ăn của các “cô nuôi” và cả những bữa ăn đêm rộn ràng sau giờ tự học trên lớp. 

Đó là nơi mà chúng tôi có thể được cùng ngồi học với nhau 3 buổi mỗi ngày. Ở đó, chúng tôi mới có thể được nghe rất nhiều tiếng trống trường so với những bạn đồng trang lứa khác, được cùng đi ngủ, cùng thức dậy tổng vệ sinh, cùng vào nhà bếp lấy đồ ăn…rất nhiều điều có chữ “cùng” mà tôi không thể nói hết. 

728cec9de_anh_2.jpg
Mái nhà chung – nơi còn có thể cùng nhau vui chơi mỗi ngày

Và nơi đó, có những người thầy như những người cha, người mẹ thật sự.

Chúng tôi không chỉ được dạy dỗ về kiến thức, đạo đức mà còn được chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ… Mỗi thứ hai đầu tuần, vệ sinh phòng ở, vấn đề cơm nước của nhà bếp, việc thực hiện nội quy kí túc xá là một trong các nội dung quan trọng của buổi lễ chào cờ - những vấn đề thiết thực trong đời sống của học trò được quan tâm mà không thể thấy ở các môi trường học tập bình thường khác.

Ở nơi đó, thầy cô còn được coi là người cha, người mẹ chăm lo sức khỏe, bảo vệ sự bình an cho học trò. Họ đã thay các bậc cha mẹ thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của những đấng sinh thành. 

Có rất nhiều những niềm vui bình dị mà không thể nào quên.

“Lũ quỷ” học trò chúng tôi có lẽ sẽ không thể nào quên mỗi lần “phá cỗ” với đầy đủ mọi thứ quà sau mỗi dịp nghỉ lễ, tết. Nào xôi, nào gà, nào đầy đủ mọi thứ bánh trái từ các vùng miền khác nhau – có thể nói là một sự giao lưu văn hóa rất thú vị! 

Rồi cả mỗi đợt thi tốt nghiệp, không ai khác mà chính là các cô nhà bếp, bác bảo vệ luôn làm nhiệm vụ “báo động” để đánh thức đám học trò đi thi đúng giờ. Rồi những vụ đánh nhau náo động của đám con trai nghịch ngợm mỗi khi có “dân nài” “đột nhập” vào trường. Có khi là tên trộm, có khi là một số thanh niên lưu manh nào đó đã vô tình không biết rằng mình đã gây chuyện ở một nơi mà không nên làm vậy. 

Trong ánh mắt ngơ ngác, tò mò, dòm ngó và sợ sệt trên khu kí túc xá nữ, đám cậu học trò vẫn thường cố gắng tỏ rõ “oai phong” của mình, đồng loạt tấn công và đánh đuổi những kẻ “ngứa mắt” ra nài khu vực trường. Trong những trường hợp ấy, bác bảo vệ cũng sẽ khá khó khăn nếu muốn ngăn cản, bác cũng hiểu chúng tôi cần phải làm để tự bảo vệ cho nhau. 

Rất nhiều điều không thể nói hết, trường tôi học sinh nan hiền nhất, thi đua các hoạt động phong trào sôi nổi nhất, một trong các trường “điểm” của tỉnh… Nhưng có lẽ luôn nằm sâu trong lòng chúng tôi là ký ức về một mái trường – một đại gia đình, một mái nhà chung đầy tình thương yêu, đùm bọc. 

Nông – Thuyết
Báo mạng điện tử K31

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN