Nữ nhà báo – Câu chuyện mang nhiều màu sắc

(Sóng trẻ) - Đêm hôm vẫn căng mắt để lo bài viết cho kịp giờ lên trang, nguy hiểm luôn rình rập khi đi khác thác thông tin, thường xuyên bị đánh giá như những kẻ hay buôn chuyện, vật vã với nỗi lo về chồng con... đó là những nỗi khổ của nhiều phóng viên nữ say nghề.

Báo chí là một loại hình truyền thông đại chúng có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống mỗi con người, nó ngày càng thể hiện được vai trò của mình trong xã hội hiện đại. Chính vì vậy, những người đã và đang theo nghiệp báo chí đều phải cố gắng mỗi ngày để “ cung cấp” đầy đủ nhu cầu thông tin của bạn đọc. Để làm được điều đó, người làm báo mà đặc biệt là phụ nữ đã phải đánh đổi rất nhiều.

 126e81556_untitled.jpg
Phụ nữ làm báo vất vả phải lăn xả với nghề

Nghề báo là một nghề vất vả, để khai thác được thông tin, để được phỏng vấn nhân vật, người phóng viên phải đi tìm hiểu, điều tra, kiểm chứng vấn đề đó. Làm được điều đó, đòi hỏi ở người phóng viên từ sức khỏe, kỹ năng, trí tuệ đến cả lòng nhiệt huyết yêu nghề. Không ít những trường hợp đau lòng đã xảy ra khi phóng viên đi tác nghiệp. Cứ tưởng rằng nghề báo chỉ dành cho cánh đàn ông mạnh mẽ, sức khỏe dồi dào nhưng lại có rất nhiều phóng viên là nữ đã và đang làm nghề. 

Đối với nghề báo, không có bất cứ sự phân biệt hay nhường nhịn nào giữa nam và nữ. Phóng viên phải lăn xả vào hiện trường, chui vào mọi ngóc ngách, rình rập ngày đêm để khai thác, điều tra những hiện tượng khác lạ trong đời sống hàng ngày. Những nữ nhà báo cũng phải như thế. Đặc biệt, đối với các vấn nạn xã hội như ma túy, mại dâm, buôn lậu…chỉ cần một chút xở hở trong quá trình điều tra, tính mạng người phóng viên sẽ vô cùng nguy hiểm. Với thân hình bé nhỏ, vác trên mình hàng loạt máy móc, những phóng viên nữ vẫn bất chấp tất cả để lấy được thông tin, nhằm phơi bày mặt trái của vụ việc lên cho cộng đồng. Chị Thu Hà (pv báo điện tử Nghệ An) chia sẻ “ Có những lần phải đi công tác trên vùng miền núi, chị đều chuẩn bị sẵn thông tin cá nhân, và gia đình bỏ vào túi quần hay túi áo, để lỡ có chuyện gì thì mọi người còn biết cách thức liên hệ với người thân…”

Công nghệ khoa học phát triển, sự cạnh tranh trong giới báo chí ngày càng tăng cao. Nài thông tin chính xác, đầy đủ, bây giờ còn yêu cầu thông tin còn phải được cập nhật nhanh nhất, liên tục, thậm chí là song song với sự kiện. Điều đó cũng gây không ít khó khăn cho những phóng viên nữ. Khi có vấn đề gì xảy ra, những phóng viên phải tức tốc tới hiện trường, tuy nhiên với phóng viên nữ, họ còn có gia đình, người thân, con cái…không thể dễ dàng “vứt hết sang một bên được”. Đặc biệt là đối với những người đã lập gia đình, có con thì điều đó lại không thể. Đã không có ít trường hợp, phóng viên nữ phải ly hôn vì chồng không chịu được cảnh suốt ngày đi viết bài, để con cái ở nhà không ai chăm sóc, dạy dỗ. Hiện nay, phần lớn phụ nữ làm báo thường rất ế, thậm chí nếu lấy được chồng thì bắt buộc họ phải bỏ nghề. 

1c8b26312_pvtre1706121_fe31d.jpg
Nữ giới làm báo gặp rất nhiều khó khăn

Nghề báo – một nghề vô cùng vất vả, đặc biệt đối với nữ giới – làm báo còn khó khăn hơn rất nhiều. Họ đánh đổi sức khỏe, tính mạng, tình yêu thậm chí là hạnh phúc của bản thân để chỉ chạy theo những con số, những hình ảnh, thông tin…nhằm cung cấp cho bạn đọc. Để họ nhận được lại là sự chỉ trích, khỉnh bỉ của mọi người xung quanh vì cho rằng phụ nữ làm báo giống như kẻ chuyên đi soi mói, chỉ giỏi buôn dưa lê, bán dưa chuột. Chị Hạnh ( phóng viên kênh 14) chia sẻ: “ Đi đâu thấy bảo làm báo là người ta toàn nói móc chị là chắc biết nhiều chuyện, chắc giỏi nhìn ngó người khác lắm. Vì thế nên đôi khi chị không dám nói là đang làm phóng viên…”

Đối với phụ nữ theo nghiệp báo chí, làm nghề đồng nghĩa với đánh đổi, từ thời gian, công sức đến những niềm vui, niêm hạnh phúc riêng tư.

Vất vả là vậy, phải đánh đổi tất cả để theo đuổi đam mê nghề nghiệp nhưng hiện nay rất đông nữ giới đã và đang hoạt động trong làng báo chí Việt Nam và trên thế giới nói chung.

Ban biên tập trang tin điện tử Sóng Trẻ sẽ tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến về chủ đề "Nữ giới làm báo - Cơ hội và Thách thức" 

Chương trình có sự tham gia của nhà báo Bình Nguyên Trang - Phó trưởng Ban Cảnh sát toàn cầu, Báo Công an nhân dân.

Thời gian dự kiến: 15h ngày 9/12/2016 
Địa điểm: B11 - HV Báo chí Tuyên truyền 

Thông tin chi tiết & đặt câu hỏi, xin vui lòng gửi về hòm thư của BBT Sóng trẻ [email protected]

Xin chân thành cảm ơn!

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN