Ông chủ “Mắt trố” và ước mơ Doraemon phiên bản Việt
(Sóng trẻ) - Sinh năm 1991, tốt nghiệp loại giỏi chuyên ngành kinh tế đối nại Đại học Nại Thương Hà Nội, Nguyễn Việt Hiếu Linh quyết tâm khởi nghiệp bằng trò chơi giáo dục trẻ nhỏ Mắt Trố. Theo Linh, bằng Mắt trố, anh mong muốn những đứa trẻ không còn chìm đắm trong thế giới của những chiếc máy tính.
Mắt Trố - trò chơi tâm huyết của Nguyễn Việt Hiếu Linh
Xin chào Nguyễn Việt Hiếu Linh, tại sao anh lại quyết định khởi nghiệp bằng trò chơi cho trẻ nhỏ?
Tôi nhận thấy trẻ nhỏ hiện nay bị cô lập trong những chiếc máy tính bảng hay điện thoại. Những đồ chơi bày bán lại không an toàn và mang xu hướng bạo lực.
Bên cạnh đó, tôi thích các board game (trò chơi liên quan đến những miếng thẻ hoặc những quân cờ được đặt hoặc di chuyển trên một mặt phẳng- PV) mà hiện nay ở nước ta chỉ có cá ngựa và cờ tỷ phú. Chính vì thế tôi cùng 2 bạn nữa quyết tâm tạo ra một boardgame thuần Việt đầu tiên với mục tiêu tăng cường gắn kết các thành viên trong gia đình và tăng cường kĩ năng cho trẻ.
Những bạn trẻ đã cùng Linh tạo ra Mắt Trố
Mắt trố có gì đặc biệt?
Mắt Trố đặc biệt vì đã kết hợp được 4 tiêu chí: Vui nhộn, kết nối, an toàn và giáo dục. Tất cả các sản phẩm Mắt Trố đều có hình thức và nội dung là những câu chuyện vui nhộn, đó là điều đầu tiên thu hút trẻ em.
Bên cạnh đó, Mắt Trố giúp phụ huynh có thể kết nối với trẻ. Tôi đã gặp rất nhiều phụ huynh không biết chơi gì với con vào mỗi tối nên Mắt Trố là một giải pháp.
Mắt Trố cũng giúp trẻ rèn luyện phản xạ, trí nhớ thông qua trò chơi.
Anh đã vượt qua những khó khăn khi là sinh viên khởi nghiệp như thế nào?
Bắt đầu khởi nghiệp là sinh viên thì việc cân đối giữa học và làm là khó nhất.
Sau đó là vấn đề nhân sự, các bạn trong nhóm khởi nghiệp đều là sinh viên, kinh nghiệm chưa có nên những vấn đề về kĩ thuật in ấn hay truyền thông phải dành rất nhiều thời gian tìm hiểu.
Và thách thức mà bất cứ dự án khởi nghiệp nào cũng mắc phải là huy động vốn. Để đưa được những hình vẽ trên giấy lên máy tính, rồi từ máy tính thành sản phẩm cần một số tiền khá lớn vượt nài khả năng của chúng tôi.
Đưa Mắt Trố đến mọi nơi là nhiệm vụ của Linh hiện nay
Anh có thể chia sẻ con đường huy động vốn của mình cho Mắt trố?
Chúng tôi bắt đầu với 30 triệu vay từ bố mẹ để làm ra các sản phẩm mẫu. Sau đó nhóm đã phải tới rất nhiều các công ty, chơi mẫu và thuyết phục họ. Quá trình này quả thực rất nhọc nhằn, thất bại liên tục. Lặn lội đủ mọi nơi gần 3 tháng chúng tôi mới có khoản đầu tư đầu tiên từ công ty MATO.
Mắt trố đã tới với người tiêu dùng như thế nào?
Đây là giai đoạn khó nhất chính vì thế tôi đã có một kế hoạch ngay từ đầu. Xác định nhóm đối tượng khách hàng của tôi là trẻ em và hộ gia đình, tôi quyết định mang Mắt trố tới giới thiệu tại các trường tiểu học.
Dĩ nhiên để làm được việc này thì tôi phải thuyết phục hiệu trưởng của các trường về những ích lợi mà trò chơi đem lại cho các em học sinh.
Những hội chợ của các trường tới những hội chợ lớn của các doanh nghiệp chúng tôi cũng đều mang Mắt trố tới. Những diễn đàn của các bậc phụ huynh cũng là mục tiêu của Mắt trố.
Những dự định tương lai cho Mắt trố là gì, thưa anh?
Nâng cao chất lượng và mức độ phổ biến của Mắt Trố. Tôi mong Mắt Trố trở thành một biểu tượng hoạt hình Việt Nam như Hello Kitty hay Doraemon ở Nhật Bản.
Xin cảm ơn anh!
- Mắt Trố là một trò chơi sử dụng các thẻ bài và bàn đấu. Trong 53 thẻ bài của Mắt Trố, giữa 2 thẻ bài bất kì đều có 1và chỉ 1 điểm giống nhau, người chơi thi tìm thẻ bài giống nhau. - Trò chơi Mắt Trố có 10 cách chơi khác nhau, rèn luyện cho trẻ 5 nhóm Kỹ năng chính : Phản xạ, Tập trung, Tương tác, Nhận thức và Trí nhớ. - Tháng 3/2014, dự án khởi nghiệp Mắt Trố nhận được vốn đầu tư từ công ty đồ chơi MATO, bắt đầu sản xuất những sản phẩm đầu tiên.
|
Doãn Bách
BM33
Cùng chuyên mục
Bình luận