Phạm Thị Út - Người phụ nữ khuyết tật giàu nghị lực

(Sóng Trẻ) - Khi mới 3 tháng tuổi, chị Phạm Thị Út (Thị trấn Kim Anh, Thanh Oai, Hà Nội) bị teo cơ và liệt hai chân sau một đợt sốt cao. Nhưng với tinh thần và ý chí mạnh mẽ, chị đã vượt qua số phận nghiệt ngã để làm giàu cho bản thân và tạo công ăn việc làm cho nhiều người bằng nghề chạm khảm trai.

Niềm vui lớn nhất của trẻ thơ là được cắp sách đến trường, vui chơi cùng bạn bè, nhưng tuổi thơ của chị hẳn là gặp không ít nỗi buồn. Chị có thể chia sẻ về những khó khăn cũng như ý chí vươn lên của mình?

Tôi sinh năm 1983, gia đình có 6 anh chị em, bố mẹ làm nghề nông. Tôi khát khao được đi học và luôn là học sinh giỏi từ cấp 1 đến cấp 2, nhưng càng học lên cao trường càng xa nhà, việc đi lại hoàn toàn phụ thuộc vào em gái. Khi em gái phải nghỉ học, tôi cũng đành ngậm ngùi dừng việc học tập lại.

Sau một thời gian chỉ làm bạn với chiếc tivi, bố mẹ mở cho tôi một cửa hàng tạp hóa nhỏ để giúp đỡ gia đình, nhưng tôi cảm thấy buồn chán và luôn nung nấu tìm cơ hội cho bản thân.

Rồi qua đài, báo, tôi đã xin bố mẹ cho đi học nghề. Ban đầu, tôi được khuyên đi học lấy chứng chỉ tin học văn phòng để về xã làm. Nhưng khi học xong lại bị từ chối. Tuy có hơi thất vọng, nhưng tôi vẫn quyết tâm đi học nghề với mong muốn không phụ thuộc gia đình và “phải làm được như người khác”.

Và tôi đã thuyết phục gia đình cho đi học nghề khảm trai tại trường dạy nghề cho người khuyết tật ở Phú Xuyên. Chính nơi đây đã giúp tôi tìm được hạnh phúc cũng như gây dựng được sự nghiệp như ngày hôm nay.

Chị Út đang hoàn thành một công đoạn trong tác phẩm

Động lực nào khiến chị mở xưởng với công việc chạm khảm dành cho những người khuyết tật và tại sao chị lại đặt tên là xưởng là Đánh thức niềm tin?

Năm 2005, sau khi tốt nghiệp trường dạy nghề, tôi tự bươn chải đi làm thuê mất 2 năm, nhận thấy những khó khăn trong vấn đề hòa nhập, tìm việc làm của người tàn tật, cho nên tôi và anh Chiến đã cùng với một người bạn nảy ra ý tưởng thành lập xưởng khảm trai riêng. Với nỗ lực không mệt mỏi, sau một thời gian đấu tranh, chứng minh tay nghề, tôi cùng tất cả các thành viên khuyết tật khác đã vay được 100 triệu đồng từ một tổ chức phi chính phủ trong 5 năm. Và thế là tháng 8/2007, xưởng khảm trai có tên “Đánh thức niềm tin” ra đời.

Tên gọi là mong muốn thông qua những kinh nghiệm của chính bản thân mình, truyền ý chí quyết tâm, nghị lực để những người khuyết tật khác có thể tự tin hơn, tự tạo cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng.

Những ngày đầu mở xưởng, anh chị có gặp khó khăn không và điều gì đã khiến anh, chị quyết tâm theo đuổi con đường đã chọn?

Ngay từ khi nhen nhóm ý định thành lập xưởng, tôi đã suy nghĩ khá nhiều để làm thế nào những bước đi đầu tiên của mình phải thật vững chắc. Những ngày đầu, vợ chồng tôi phải đối mặt với nhiều khó khăn như thuê cửa hàng, làm giấy tờ mở xưởng, khó khăn hơn nữa là việc giới thiệu sản phẩm tới khách hàng, gọi điện, liên lạc động viên những người khuyết tật từng học nghề quy tụ về xưởng để dựa vào nhau, cùng làm việc và phát triển.

Đã có lúc tôi tưởng chừng như không thể tiếp tục được nữa, nhưng được gia đình, bạn bè động viên, giúp đỡ, tôi tin tưởng rồi khó khăn sẽ lùi xa nếu mình có nghị lực, ý chí quyết tâm.

Gia đình hạnh phúc của vợ chồng chị Út

Những mặt hàng mà xưởng Đánh thức niềm tin thường nhận là gì và đầu ra chủ yếu ở khu vực nào?


Đánh thức niềm tin hiện sản xuất các sản phẩm khảm trai, ốc trên bàn ghế, tủ, kệ, tranh treo tường bằng gỗ… với hai hình thức khảm chìm và khảm nổi. Hơn 4 năm kể từ khi thành lập xưởng, chúng tôi đã nhận được nhiều đơn đặt hàng lớn và thường xuyên từ chính các làng nghề sơn mài nổi tiếng như Yên Thái, Hạ Thái (Thường Tín-Hà Nội). Nài ra, sản phẩm của xưởng cũng đạt giải đặc biệt trong chương trình “Hưởng ứng quốc tế người khuyết tật” ngày 18-4-2010 tại Hà Nội.

Chị có dự định gì trong thời gian tới để phát triển xưởng?

Xưởng khảm trai đã đi vào hoạt động ổn định và phát triển nhiều mặt hàng mới. Tôi đang ấp ủ tham vọng là mở rộng xưởng, mở lớp dạy nghề cho nhiều học viên, đặc biệt là những người khuyết tật, những người trong làng để tăng them thu nhập cho họ.

Cảm ơn và chúc cho  mong muốn của chị sớm trở thành hiện thực.

Lê Viên - Hương Trà
Báo Mạng điện tử k28
Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN