Phán quyết của PCA và tương quan thế cục biển Đông
( Sóng Trẻ)- Sau nhiều nỗ lực từ phía Philippines cũng như sự ủng hộ của đông đảo bạn bè Quốc tế trong đó có Việt Nam. Ngày 12/07/2016 Tòa án Trọng tài thường trực ( PCA) cuối cùng cũng đưa ra phán quyết chính thức về yêu sách phi lý đường 9 đoạn ( hay còn gọi là đường lưỡi bò) của Trung Quốc. Tuyên bố này đã tác động trực tiếp đến vấn đề biển Đông , giáng mạnh vào tham vọng bành trướng của Trung Quốc.
16h ngày 12/067/2016 ( theo giờ Việt Nam), các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam nín thở chờ phán quyết của Tòa án Trọng tài thường trực ( PCA) trong vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc về đường 9 đoạn do Trung Quốc đơn phương vẽ lên bản đồ. Đường 9 đoạn được cho là yêu sách phi lý và vô căn cứ của Trung Quốc với âm mưu bành trướng, biến biển Đông thành ao nhà của mình. Phía Bắc Kinh đã đưa ra những tuyên bố đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình bác bỏ phán quyết của PCA và khẳng định :’’ Từ cổ chí kim, các đảo ở Biển Đông đều là lãnh thổ Trung Quốc’’. Tuyên bố này một lần nữa thể hiện lập trường, quan điểm độc chiếm biển Đông của giới cầm quyền Trung Hoa.
PCA sẽ là cú huých cho các nước nhỏ trước Trung Quốc
Hơn 3 năm theo đuổi vụ kiện, chính phủ và nhân dân Philippines đã rất kiên trì và kiên quyết trước những động thái của Trung Quốc: Quân sự có, nại giao có, mềm mỏng có, đe dọa có. Cuối cùng công lý đã thuộc về sự thật và chính nghĩa. Phán quyết của PCA xét về phương diện Pháp lý ( đặc biệt là Công ước về Luật biển năm 1982) là điều có thể dự đoán trước được. Bởi lẽ, đường 9 đoạn của Trung Quốc chỉ tồn tại trong tưởng tượng. Với nhiều chứng cứ được đưa ra cho thấy trước thế chiến thứ 2, Trung Quốc vẫn coi lãnh thổ của mình chỉ bao gồm vùng biển thuộc đảo Hải Nam. Tuy nhiên phán quyết trên vẫn đem lại niềm vui sướng cho các nước tranh chấp với Trung Quốc cho Việt Nam. Phán quyết này khẳng định, dù có sức mạnh và tiềm lực kinh tế mạnh đến đâu, các nước lớn vẫn phải tôn trọng luật chơi, tôn trọng luật pháp.
Phán quyết của PCA cũng đã gợi mở một hướng đi mới trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp trên biển Đông. Các nước nhỏ hoàn toàn có thể kiện Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài thường trực hay những cơ quan pháp lý Quốc tế. Thay vì chọn giải pháp đối đầu quân sự, các nước nhỏ hoàn toàn có quyền đòi bình đẳng trước tham vọng của Trung Quốc. Tuy nhiên, muốn có 1 sức nặng tác động được đến Trung Quốc thì một mình Phillippines hay Việt Nam là không đủ, cần sự đồng thuận cũng như sự ủng hộ của cộng đồng Quốc tế đặc biệt là các nước có tranh chấp với Trung Quốc.
Tòa Trọng tài Thường trực tuyên bố Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong "đường lưỡi bò".
Có thể không chấp nhận PCA nhưng Trung Quốc sẽ mất những gì ?
Quan điểm của Trung Quốc rất rõ ràng đặc biệt sau phát ngôn chính thức của Tổng Bí thư Tập Cận Bình: Trung Quốc không đồng ý với phán quyết của PCA và giữ vững quan điểm của mình, đường lưỡi bò là của Trung Quốc và biển Đông cũng là của Trung Quốc. Trong một động thái mới nhất Trung Quốc đã ra lệnh tái ngũ một loạt sĩ quan Hải quân. Động thái này được hiểu như một thông điệp ngầm phát đi từ phía Bắc Kinh. Rõ ràng Trung Quốc không có ý định và không hề tôn trọng phán quyết của PCA. Có thể thấy động thái này sẽ khiến Trung Quốc lâm vào tình trạng khó xử.
Thứ nhất: Trung Quốc sẽ mất đi lợi thế từ phía cộng đồng Quốc tế. Địa vị mà Trung Quốc hướng đến đó là ngôi vị bá chủ toàn cầu. Nhưng nài tiềm lực quân sự và kinh tế thì tiếng nói trên trường Quốc tế của Trung Quốc không có sức nặng. Đó thực sự là một nỗi đau đối với tham vọng và địa vị của Trung Quốc. Chính vì thế Trung Quốc sử dụng vấn đề biển Đông một mặt thách thức Mỹ, một mặt thể hiện vị thế ‘’ ngáo ộp’’ của mình. Tuy nhiên tham vọng đó của Trung Quốc đã gặp thách thức lớn trước phán quyết của PCA. Điều đó chứng tỏ Trung Quốc chưa đủ sức ảnh hưởng đối với Quốc tế.
Thứ hai: Thất bại trong chiến lược tuyên truyền. Từ lâu Trung Quốc luôn sử dụng các công cụ Tuyên truyền để bóp nghẹt thông tin trong nước và lừa dối Quốc tế. Bộ máy Tuyên truyền của Trung Quốc luôn định hướng dư luận trong nước với các luận điệu: Trung Quốc đang bị các nước nhỏ bắt nạt, biển Đông là của Trung Quốc… thậm chí Trung Quốc sẵn sàng bỏ tiền ra mua các trang báo Quốc tế để đăng bài cho họ. Tuy nhiên khi phán quyết PCA đưa ra, cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra. Trung Quốc không thể mãi lừa dối người dân đất nước họ cũng như dư luận Quốc tế.
Thứ ba: Đối phó với Trung Quốc. Một trong các sách lược được đưa ra đó chính là Quốc tế hóa vấn đề biển Đông. Ngược lại Trung Quốc lại mong muốn cộng đồng Quốc tế không nhúng tay vào . Phán quyết của PCA sẽ làm dấy lên quan ngại từ phía Trung Quốc. Trung Quốc có thể bị rơi vào trạng thái cô lập bởi các nước khác. Nên nhớ, những sự ủng hộ của Trung Quốc chủ yếu đến từ các nước châu Phi. Trong khi đó để đối trọng lại với Mỹ, Trung Quốc cần sự ủng hộ của nhiều nước lớn. Xem ra sau phán quyết này, nhiều Quốc gia sẽ quay lưng lại với Trung Quốc vì họ đã hiểu rõ bộ mặt thật của Bắc Kinh.
Thứ tư: Trung Quốc đang thể hiện sự yếu kém trong xử lý khủng hoảng. Bằng chứng là việc họ thường xuyên có những động thái Quân sự thay vì nại giao như vụ tập trận bắn đạn thật diễn ra cách đây mấy ngày. Rõ ràng giới cầm quyền Bắc Kinh đang lúng túng, và giải pháp đe dọa bằng Quân sự là phương án họ tính đến. Nhưng liệu điều này có khả thi không khi Mỹ đã chính thức can thiệp vào vấn đề biển Đông. Trung Quốc sẽ không còn là con ngáo ộp đối với các nước tranh chấp như trước kia nữa.
Thứ năm : Với thắng lợi của Phillippines sẽ tiếp thêm sự tự tin cho các nước láng tranh chấp với Trung Quốc trong đó có Việt Nam. Rõ ràng với tiềm lực Quân sự và Kinh tế của mình, Trung Quốc đang tỏ ra hết sự ngạo mạn. Họ tự cho mình cái quyền áp đặt lên các nước có tranh chấp ở biển Đông. Nhiều lần Trung Quốc vẫn tự khẳng định họ là nước lớn, ý chí của họ là sự áp đặt cho các nước nhỏ. Nhưng lần này, sức mạnh đã khuất phục trước công lý và chính nghĩa. Thất bại của Trung Quốc trong vụ kiện đồng nghĩa với lời khẳng định : Các nước dù lớn dù nhỏ đều phải tôn trọng Luật pháp Quốc tế. Không thể đơn phương áp đặt quan điểm, lợi ích của mình cho các nước khác. Thất bại này chẳng khác gì cái tát dành cho tham vọng của Trung Quốc. Trên thế giới này vẫn tồn tại công lý.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả
Vũ Ninh
Báo chí Đa phương tiện K34 A2
Cùng chuyên mục
Bình luận