Phiên thông tin Thanh niên với sự an toàn và sức khỏe nghề nghiệp

(Sóng trẻ)- Vào 8h40 ngày 16/5/2017 tại hội trường B1.601 Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã chính thức diễn ra Phiên thông tin “Thanh niên với sự an toàn và sức khỏe nghề nghiệp” theo dự án SAFEYOU@WORK ( Dự án An toàn và Sức khỏe cho Lao động trẻ).

Buổi tọa đàm được diễn ra với sự góp mặt đầy đủ và hiện diện của PGS.TS Đinh Thu Hằng (Phó khoa Phát thanh - Truyền hình), bà Vũ Kim Huế (Điều phối viên quốc gia về dự án an toàn lao động), bà Nguyễn Thị Thanh Huyền (Trợ lý chương trình), bà Nguyễn Thị Thanh Thảo (Chuyên gia tổ chức quốc tế) cùng với các thầy cô khoa Phát thanh - Truyền hình và gần 200 học viên trong trường.

Phiên thông tin cung cấp đầy đủ những kiến thức về chủ đề an toàn  nơi làm việc, những khó khăn, thách thức, và đưa ra những giải pháp để tạo nên một môi trường lao động an toàn. Đồng thời là chương trình để sinh viên nói lên được tiếng nói của cá nhân, bảo vệ chính mình và người khác về an toàn nghề nghiệp. Nài ra, còn muốn đưa đến cho các bạn sinh viên những thông tin thiết thực để tham gia cuộc thi truyền thông An toàn cho lao động trẻ do ILO tổ chức.

4b57cd9fb_anh_1.jpg
PGS. TS Đinh Thị Thu Hằng nói về thực trạng an toàn lao động tại nơi làm việc

Khi được chia sẻ về thực trạng tai nạn nghề nghiệp lao động hiện nay, bà Vũ Kim Huế - Điều phối viên quốc gia về dự án an toàn lao động cho biết : “Chính các bạn từ 18 -24 là lứa tuổi dễ bị tổn thương về nghề nghiệp nhất. Tỉ lệ chấn thương ở Việt Nam theo thông kê có khoảng 8000 tai nạn và số người chết khoảng 800. Theo Tổ chức quốc tế ILO cứ khoảng 15 giây lại có 1 người chết vì lao động. Ở Việt Nam có rất nhiều tai nạn lao động hằng năm. Ước tính mỗi năm có thêm 100 người bị tai nạn lao động trẻ.” 

Qua chia sẻ và thông tin được cung cấp trên, quả thực con số đó thật sự rất đáng lo ngại. Không những không có dấu hiệu giảm đi mà còn tăng lên. Khi được hỏi về nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên PGS.TS Đinh Thị Thu Hằng cho biết: “Lao động trẻ chưa có đủ kĩ năng kinh nghiệm trong nghề nghiệp và thiếu hiểu biết. Trong đó có nhận thức hạn chế về các quyền và quy tắc an toàn”.

4b57cd9fb_anh_2.jpg
Bà Vũ Kim Huế phát biểu

Bà Vũ Kim Huế (Điều phối viên quốc gia về dự án an toàn lao động) bổ sung: “Nài nguyên nhân như thiếu hiểu biết, đào tạo, kinh nghiệm chưa sâu, trong đó còn có nguyên nhân về khía cạnh tâm lý. Làm việc chỗ này chỗ khác cũng chưa cẩn thận, tự tin về trình độ bản thân. Nài ra còn hơi tự ti, rụt rè ko dám nói lên tiếng nói của mình. Những bạn mới tham gia lao động tháng đầu có nguy cơ mắc tai nạn gấp 4 lần so với người làm lâu năm.”

Được biết rằng khó khăn phải đối mặt trong việc giảm tỷ lệ chấn thương ở lao động trẻ bao gồm: Chưa có nguồn dữ liệu, các nguồn thông tin định nghĩa, khái niệm chưa rõ ràng; thu thập dũ liệu tin cậy về An toàn và sức khỏe nghề nghiệp với phạm vi bao phủ còn nhỏ, tính chính xác chưa cao, tính so sánh cũng chưa nổi bật và tính kịp thời cũng không được đáp ứng đầy đủ.

Tại buổi tọa đàm, bên phía đại diện chương trình cũng đưa ra một số giải pháp như: Tránh cho lao động trẻ làm việc năng nhọc nguy hiểm khi chưa có bảo hộ, khuyến khách bạn trẻ lao động tham gia công đoàn; tổ chức đưa thông tin thiết thực nhất cho người lao động; các cơ quan bảo hiểm xã hội, thanh tra lao động và các bác sỹ điều dưỡng cũng cần phải có mặt khi tham gia vào việc báo cáo tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

4b57cd9fb_anh_3.jpg
Sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền giao lưu cùng chương trình

Cuối cùng, bà Nguyễn Thị Thanh Thảo (Chuyên gia tổ chức quốc tế giới thiệu về Cuộc thi truyền thông An toàn cho lao động trẻ): “ Cuộc thi truyền thông An toàn cho lao động trẻ do Tổ chức Lao động Quốc tế(ILO) Bộ phận Quản lý lao động và thanh tra lao động/ATVSLĐ tổ chức kết hợp với Lễ hội truyền thông Quốc tế và Phòng ngừa (IMFB) và Đại hội thế giới lần thứ 21 về An toàn và sức khỏe Nơi làm việc tại Singapore ngày 03 - 06/09/2017 với mong muốn xây dựng cho giới trẻ tiếng nói có ảnh hưởng tới các đối thoại quốc tế về thúc đẩy an toàn cho nhóm đối tượng này”.

Nài ra, trong khuân khổ hoạt động của Chương trình An Toàn cho lao động trẻ toàn cầu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ILO Việt Nam tổ chức một cuộ thi truyền thông cho giới trẻ. Đây là cơ hội để giới trẻ thể hiện quan điểm của mình về chủ đề an toàn về sức khỏe nghề nghiệp, cũng như thể hiện những mong muốn của bản thân đối với một môi trường làm việc an toàn. Qua đó, giới trẻ sẽ giúp công chúng quan tâm và hiểu rõ hơn ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa phòng ngừa tại nơi làm việc. 

4b57cd9fb_anh_4.jpg
Bà Nguyễn Thị Thanh Thảo phát biểu đại Phiên thông tin

Bà Nguyễn Thị Thanh Thảo cũng đã giới thiệu kĩ lưỡng về cuộc thi cũng như cách thức tham gia, trang bị kiến thức đầy đủ nhất để trợ giúp những bạn sinh viên tham gia cuộc thi. Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng truy cập tại: https://www.ilo.org/safeyouth/en/

Huyền Vũ – Đỗ Lan Anh
Báo chí K36.7

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN