Phim Việt - phim nại: Cuộc chiến không cân sức
(Sóng trẻ) - Cuộc chiến phim Việt và phim nại từ lâu vẫn luôn là bài toán khó cho những người trong nghề. Thế nhưng, cách giải bài toán này dường như vẫn chưa hiệu quả lắm bởi những cái lắc đầu ngán ngẩm của khán giả mỗi khi nhìn thấy phim Việt...
Từ màn ảnh rộng…
Trước hết phải khẳng định việc so sánh số lượng phim Việt và phim nại ra rạp hàng tháng là khập khiễng, bởi nền điện ảnh nước ta còn non kém. Có mặt tại các cụm rạp nổi tiếng như Lotte Cinema, Platinum Cineplex, CGV... những ngày cuối tuần mới thấy rõ tình cảnh éo le của điện ảnh Việt Nam. Các phim nại nhập luôn trong trạng thái cháy vé còn những bộ phim Việt chỉ lác đác vài người xem. Hồng Thanh - sinh viên Học viện Tài chính cho hay: “Mình luôn chọn phim nại bời sự hấp dẫn nó mang lại. Thực ra mình cũng muốn ủng hộ phim Việt lắm, nhưng phim nào cũng nhạt nhẽo, chưa xem đã đoán được kết quả, diễn xuất thì cứng nhắc, gượng gạo khiến mình cảm thấy chán”. Phim Việt hiện nay rơi vào thực trạng trailer hấp dẫn nhưng khi công chiếu chính thức lại làm khán giả thất vọng tràn trề. Mảng phim Hành động và đặc biệt là Kinh dị gần như mất hoàn toàn thị phần vào phim nhập khẩu do những yếu kém về kỹ thuật cũng như chưa biết thu hút khán giả, làm phim kiểu “đầu voi đuôi chuột”, “thùng rỗng kêu to”. Số lượng phim đạt doanh thu cao hầu hết là phim hài, nhưng chỉ dừng lại ở mức cười cho vui, cho đã, không để lại ấn tượng hay bài học gì. Tất nhiên, phim Việt vẫn sở hữu những điểm sáng như các tác phẩm: Quả tim máu, Để mai tính, Mỹ nhân kế… với doanh thu hàng chục tỷ đồng, nhưng từng đó vẫn chưa đủ để lấy lại lòng tin của khán giả.
“Bảo mẫu siêu quậy” là phim Việt duy nhất ở rạp hiện nay và dường như lọt thỏm giữa những bộ phim bom tấn từ nước nài
... Cho tới những bộ phim truyền hình dài tập
Còn nhớ cách đây 6-7 năm khi “Bỗng dưng muốn khóc” trở thành một cơn sốt truyền hình khiến người người, nhà nhà đến 9h tối đều bật VTV3 để xem cô Trúc, anh Bảo Nam, anh Hiều. Đến nay, sự tấn công ồ ạt từ phim nước nài đã khiến thị phần phim Việt ngày càng nhỏ dần. Một ví dụ trên kênh VTV3, nài khung giờ phim Việt truyền thống lúc 21h30 từ thứ 2 đến thứ 6 thì những khung giờ phim truyện khác đều là phim nước nài. Thậm chí, cùng một khung giờ, khi mở những kênh truyền hình khác - từ truyền hình địa phương tới truyền hình cáp - đều là sự xuất hiện của phim nại nhập - trong đó chủ yếu là phim Hàn Quốc và Trung Quốc. Cô Thu Hà (quận Đống Đa) cho biết: “Cô ở nhà làm nội trợ nên hay xem phim mà thấy ít phim Việt quá, toàn phim Hàn với phim Tàu. Phim Hàn Quốc đều rất cuốn hút cô vì nhịp phim nhanh, tình tiết gay cấn, diễn viên lại rất đẹp, còn phim Việt mình thì nhiều khi hơi chán vì nội dung cũ quá”. Phim Việt Nam tiếp tục mất điểm khi để những “hạt sạn” xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều, các chi tiết trong phim diễn ra rất vô lý, các tình tiết sến rện đã khiến khán giả không khỏi “sốt ruột”. Hơn nữa, nội dung phim chưa có sự đổi mới, chỉ xoay quanh những vấn đề về tình yêu, gia đình theo môtip cũ. Đặc biệt những dự án phim lịch sử thiếu hụt trầm trọng, dẫn tới việc giới trẻ ngày nay thuộc sử Trung, sử Hàn còn cặn kẽ hơn cả sử Việt. Dần dần, giới trẻ đã không còn mặn mà với phim Việt, đối tượng chủ yếu chỉ còn là các bà nội trợ, hay các bậc hưu trí.
Các phim truyền hình Việt năm 2015 nhưng rất ít phim thực sự nổi bật
Kết
Phim Việt đã và đang đứng trước nguy cơ thua ngay trên sân nhà trước sự tấn công mạnh mẽ từ các bộ phim nại nhập. Điều cần làm bây giờ là lấy lại lòng tin khán giả qua những sản phẩm chất lượng và đáp ứng được nhu cầu thị yếu của công chúng, xóa bỏ định kiến cứ nhìn thấy phim Việt là lắc đầu, cho qua...
Hải Long
Báo mạng điện tử K33
Cùng chuyên mục
Bình luận