Phố nghề Hà Nội: Còn hay không những phố nghề truyền thống

(Sóng trẻ) - “Phố cổ Hà Nội” (hay còn gọi là “Phố nghề Hà Nội”) nổi tiếng là khu vực tập trung buôn bán, trao đổi hàng hoá có từ lâu đời, toạ lạc ngay giữa trung tâm Hà Nội. Từ xưa đến nay, đây chính là nơi hội tụ đầy đủ nhất những nét đẹp văn hoá truyền thống của người dân thủ đô. Trong đó, không thể không kể đến văn hoá buôn bán gia truyền theo phố nghề.

Từ thời Lý - Trần (hơn 1000 năm trước), dân cư từ các làng quanh đồng bằng Bắc Bộ tụ tập về khu vực “trung tâm Hà Nội ngày nay” sinh sống, tạo thành nên khu phố đông đúc nhất kinh thành lúc bấy giờ. Đến thời Lê, xuất hiện một số tiểu thương, thương nhân Hoa kiều đến đây buôn bán và du nhập văn hoá buôn bán “buôn có bạn, bán có phường” rồi dần hình thành những khu “phố nghề” đặc trưng, mang đậm những nét văn hoá truyền thống của con người kinh đô.

a236f250c_1.jpg
Phố cổ Hà Nội khoảng năm 1905 (ảnh Wikipedia)

Ngày nay, trong sự phát triển của xã hội với nền kinh tế thị trường, phố cổ Hà Nội cũng chuyển mình và thay đổi rất nhiều so với trước đây. Tuy nhiên, những nét truyền thống trong nền văn hóa kinh kỳ ngàn năm, độc nhất vô nhị vẫn được nhân dân nơi đây gìn giữ, bảo tồn và thu hút được nhiều du khách trong và nài nước đến tìm hiểu. Điểm đặc biệt lớn nhất của phố nghề Hà Nội chính là tên mỗi con phố gắn liền với ngành nghề, mặt hàng kinh doanh của cư dân phố đó.

Có rất nhiều con phố còn giữ được nghề truyền thống, mặt hàng gia truyền đúng theo tên gọi từ thưở sơ khai của nó như : Hàng Bạc, Hàng Thiếc, phố Thuốc Bắc,…

 a236f250c_2.jpg
Phố Hàng Hòm xưa kia là nơi tập trung dân cư có nghề làm đồ gỗ sơn và buôn bán các loại hòm rương, sơn gỗ. Đến nay, phố vẫn là địa chỉ mua bán uy tín những mặt hàng tương tự.
 
a236f250c_4_1.jpg 

 
Phố Hàng Đường đã có từ lâu và là nơi chuyên bán các loại bánh kẹo, đường mứt và vẫn tiếp tục buôn bán mặt hàng truyền thống cho đến ngày nay.

Hiện nay, có không ít phố nghề mà ở đó chỉ còn 2-3 gia đình làm nghề truyền thống nhưng vẫn bán được hàng nhờ thương hiệu và cái tên gắn bó từ nhiều đời trước, như: phố Hàng Mành, phố Chả Cá,…

 a236f250c_5.jpg
Cửa hàng số 1A Hàng Mành

Bác Nguyễn Quang Hải - chủ cửa hàng chuyên bán mành số 1A Hàng Mành tâm sự: “Bây giờ trên phố chỉ còn 3 nhà vẫn giữ được nghề gia truyền đó là: nhà bác, nhà số 3 và số 27 Hàng Mành. Đời bác là đời thứ tư trong gia đình tiếp tục công việc buôn bán của mành, chiếu và vẫn đắt hàng, cứ ai muốn mua mành là chỉ có lên đây.” Bác còn cho biết rằng hiện nay, việc sản xuất không còn được làm tại nhà nữa vì không được phép làm trên vỉa hè mà phải chuyển hàng từ quê ở Giới Tế (Phú Lâm, Tiên Du, Bắc Ninh) lên Hà Nội.

8200cc5ac_6.jpg 

8200cc5ac_7.jpg
Món chả cá gia truyền nổi tiếng ở phố Chả Cá

Tuy nhiên, bên cạnh đó lại có những con phố buôn bán những mặt hàng nay chỉ còn được nhắc đến với cái tên mà không còn buôn bán những sản phẩm truyền thống hay lưu giữ lại nghề gia truyền, như: Hàng Gai, Hàng Nón, Hàng Lược,…
 
8200cc5ac_8.jpg
Phố Hàng Gai ngày nay

Ở phố Hàng Gai, “…khoảng thập niên đầu thế kỷ 20, có những nhà mở cửa hàng bán các loại thừng chão võng bện bằng gai sau đó họ nhường chỗ cho những nhà buôn nhiều vốn hơn. Những nhà buôn này mở cửa hàng bán các loại hàng đồ sừng, ngà, đồi mồi cho những khách hàng mới, người nại quốc và quan lại công chức cao cấp; họ đặt hàng hoặc buôn lại những sản phẩm của thợ thủ công nay lui vào ở những phố xép như Tố Tịch, Hàng Hành, hàng dây gai thừng võng thì dọn về bán ở phố Bát Đàn giá thuê nhà rẻ hơn hoặc vào các chợ…” (*)

Có thể thấy, khi thời thế thay đổi, kinh tế phát triển theo chiều hướng mới, xã hội Hà Nội không còn như cũ, phố cổ Hà Nội vì thế cũng có những chuyển biến theo. Tuy vậy, đó chính là những thay đổi tất yếu của thời đại, ta không thể vì thế mà trách rằng dân cư phố cổ vì chạy theo xu hướng kinh tế thị trường, chạy theo lợi nhuận mà quên đi những giá trị truyền thống tốt đẹp từ ngàn xưa. Bởi chính trong lòng những con phố đó vẫn còn phảng phất những giá trị không phải về vật chất mà là về tinh thần được lưu giữ bởi những người dân nơi đây và những giá trị đó thể hiện ở chính cái tên từng con phố, những nét văn hoá đặc trưng, phong cách nhã nhặn của người Hà Nội được biết đến cho đến tận bây giờ.

(*) Theo phocohanoi.v.vn

Phụng Linh – Phạm Thị Chiên – Hồng Hạnh
 – Vũ Thị Hồng Vân – Trần Thị Hồng Ṇc
Báo chí Đa phương tiện K35
 





Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN