Phụ nữ với nghề báo: Áp lực và khó khă
Không chỉ chịu áp lực trong công việc, những nhà báo nữ còn mang trên vai vô vàn trách nhiệm cũng như phải làm tròn thiên chức đáng quý.
Với ngành nghề báo chí – một môi trường đầy áp lực và nguy hiểm - số nhà báo, phóng viên, biên tập viên là nữ vẫn chiếm một lượng phần trăm lớn. Vốn được coi là phái yếu, phụ nữ luôn được nhìn nhận là khó có thể theo được các công việc vất vả, áp lực lớn.
Thế nhưng bằng tình yêu và niềm đam mê với nghề, họ vẫn luôn mạnh mẽ, vượt qua rất nhiều khó khăn, rào cản. Để đến hôm nay không ít các nhà báo nữ đã thành công và mang đến nhiều tác phẩm hay cho công chúng.
Sức khỏe - thời gian - gia đình
“ Công việc này phải hy sinh nhan sắc chứ không được như các cô nàng trong văn phòng. Phụ nữ làm báo chí nếu cống hiến hết mình sẽ phải hy sinh nhan sắc, sức khoẻ, thời gian cho gia đình, thời gian cho bản thân. Không những vậy, còn khó thoát kiếp độc thân, người yêu cũng dễ mất, còn luôn đứng trước nguy cơ chồng chán chồng bỏ.” - BTV, MC Xuân Quỳnh (Đài truyền hình Việt Nam) chia sẻ.
MC Xuân Quỳnh
Rào cản đầu tiên đối với mỗi người theo nghề báo nói chung là yếu tố sức khỏe. Bởi làm báo đồng nghĩa với việc thời gian biểu bị xáo trộn khi thời gian của các nhà báo còn phụ thuộc vào thông tin và các kế hoạch sản xuất chương trình. Thời gian lộn xộn nên hầu hết những người theo nghề báo đều mắc các bệnh liên quan dạ dày, hô hấp, thiếu máu…
Đối với phái nữ, áp lực về tiêu chí “Sức khỏe” còn mệt mỏi hơn rất nhiều khi mà đã có nhiều trường hợp không chịu nổi áp lực mà ốm trên đường công tác. Thậm chí, còn là đối tượng dễ gặp nguy hiểm nếu có những thành phần kích động muốn gây khó dễ trong quá trình tác nghiệp.
BTV Lan Anh (VTV6 - Đài truyền hình Việt Nam) cũng chia sẻ những khó khăn ảnh hưởng tới sức khỏe khi làm nghề: “ Nghề này vất vả, phải đi nhiều, trèo đèo, lội suối, đến những vùng sâu vùng xa, đi công tác nhiều. Nếu không có sức khoẻ thì vừa không đáp ứng được công việc lại vừa hại cho bản thân"
BTV Lan Anh
Có thể nói, những người làm báo có lịch làm việc khá căng thẳng. Luôn phải bận rộn khi liên tục xử lý các thông tin, sự kiện mới để kịp thời cung cấp đến khán giả. Hay đối với những đề tài sâu phải tốn rất nhiều thời gian, có khi phải ăn ngủ nhờ ở nhà dân cả tuần liền để thu thập thông tin. Chưa kể những chuyến đi công tác kéo dài tới hàng chục ngày để tìm hiểu những vấn đề của xã hội ở nhiều nơi khác nhau.
Đặc biệt đối với nữ giới những khó khăn này càng nhân lên gấp bội. Những nhà báo nữ dường như không có thời gian dành cho gia đình, chăm sóc những người thân, hay ngay cả thời gian dành cho chính bản thân mình.
Chị Lan Anh cũng chia sẻ thêm: " Việc cân bằng giữa gia đình và công việc: con cái, chồng, gia đình nội nại rất khó sắp xếp. Vì nghề này rất đặc thù. Có những khi về rất muộn tới tận 11-12 giờ đêm, không nấu được cơm cho gia đình, không đón được con, không được ăn tối cùng cả nhà, đi công tác xa khi con còn nhỏ... Nài ra còn là những thách thức trong nghề mà phụ nữ khó để dung hoà như: uống rượu, cạm bẫy...cần sự bản lĩnh, tỉnh táo để tự bảo vệ mình...”
Chị Lan Anh cũng chia sẻ thêm: " Việc cân bằng giữa gia đình và công việc: con cái, chồng, gia đình nội nại rất khó sắp xếp. Vì nghề này rất đặc thù. Có những khi về rất muộn tới tận 11-12 giờ đêm, không nấu được cơm cho gia đình, không đón được con, không được ăn tối cùng cả nhà, đi công tác xa khi con còn nhỏ...
Còn với chị chị Quản Minh Hạnh (BTV Báo Tiền Phong) cũng cảm thấy 1 ngày 24 giờ là không bao giờ đủ: "Khi có sự kiện thì dù là giờ cơm, hay giờ dạy học cho con, giờ ru con ngủ... cũng đều phải bỏ hết để chạy theo sự kiện. Là phụ nữ, nếu không thực sự đam mê nghề báo thì sẽ rất khó trụ vững với nghề."
BTV Quản Minh Hạnh
Chỉ cần có niềm đam mê
Theo công bố của Tổ chức Nhà báo không biên giới (RSF), nghề báo vẫn là một trong những nghề nguy hiểm nhất thế giới. Đây cũng là kết luận của Tổ chức CareerCast (Mỹ) trong một công trình nghiên cứu về những nghề nguy hiểm trên toàn cầu.
Phụ nữ làm báo càng phải chịu nhiều hi sinh hơn, không chỉ đơn giản là những thiệt thòi trên con đường thăng tiến, mà có khi để có được một bản tin nóng nơi chiến trường, họ đã phải đổ máu. Cho đến giờ, nhiều người vẫn còn nhớ cái chết của nhà báo Nga Anna Politkovskaya năm 2006. Nhiều người tin rằng bà bị một nhóm khủng bố người Chechen giết vì đã viết loạt bài điều tra về chúng.
Nhưng vượt lên trên tất cả, bằng niềm đam mê và bản lĩnh nghề nghiệp, những nhà báo, phóng viên, biên tập viên nữ vẫn đang ngày một khẳng định khả năng cũng như vị trí của mình. Họ đã góp một phần lớn trong công cuộc cách mạng báo chí của Việt Nam.
Bên cạnh sự cố gắng và tận tâm với nghề, họ vẫn luôn biết cách để cân bằng, dung hòa giữa công việc và gia đình. Và sự ủng hộ của những người thân xung quanh chắc chắn là nguồn cổ vũ to lớn nhất đối với mỗi nhà báo nữ hiện nay.
"Thật sự phải cảm ơn sự ủng hộ và giúp đỡ của gia đình và chồng, mỗi khi mệt mỏi hay hạnh phúc, được chia sẻ cảm thông luôn là động lực để những người phụ nữ trở nên mạnh mẽ hơn" - BTV Quản Minh Hạnh.
Minh Hằng - Mai Anh
Báo chí Đa phương tiện K33
Nội dung box.
|
Cùng chuyên mục
Bình luận