Bài toán cho làng nghề tái chế
(Sóng trẻ) - Lâu này tái chế luôn được xem là một phương pháp hữu hiệu vừa tận dụng nguồn nguyên liệu tránh lãng phí và không gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên đứng trước thực trạng sản xuất thủ công, không đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường của các làng nghề tái chế, liệu tái chế có thực sự thân thiện với môi trường?
Làng Mẫn Xá (Xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) có hơn 300 năm làm nghề tái chế nhôm. Không chỉ là công việc giúp con người có thể tiết kiệm nguồn tài nguyên mà đây còn là công việc mưu sinh từ nhiều đời nay của người dân trong xã.
Các loại phế liệu như vỏ lon, móng ngựa, xoong nồi cũ, dây điện, phụ tùng máy móc... được người dân thu mua ở Hà Nội và các vùng lân cận sau đó m tập trung về xưởng để tái chế. Theo anh Điệp - chủ một xưởng tái chế cho biết : “Những ngày cao điểm có xưởng có thể tái chế được khoảng 2 tấn phế thải”.
Phế thải được người dân thu mua rồi tập trung về xưởng sản xuất
Những ống khói đen cao ngút trời và dòng nước thải bốc mùi khắp các xưởng tái chế. Máy móc được sử dụng ở đây chưa có nhiều máy móc thiết bị hỗ trợ kĩ thuật, hầu hết hoạt động lao động đều do con người thực hiện. Nguy hiểm nhất là ở khâu đun cho phế liệu nóng chảy. Ở giai đoạn này, người lao động phải chịu một sức ép về nhiệt rất lớn và khi đốt cũng tạo ra một lượng khí không nhỏ gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì vậy tại nạn nghề nghiệp chủ yếu hay gặp ở đây là bỏng.
Hiện nay ở làng Mẫn Xá đang áp dụng hai phương pháp để giải quyết các vấn đề tại các nhà xưởng tái chế là : xây dựng ống khói để đưa khí thải lên cao và phương pháp thu hút bụi dìm xuống nước. Để tránh khói làm ảnh hưởng tới sức khỏe, người dân sử dụng ống khói để đưa khói lên cao. Tuy nhiên cách làm này vẫn chưa thực sự là phương án tối ưu, vẫn làm ảnh hưởng không chỉ trong khu vực sản xuất mà còn cả những khu vực lân cận.
Những ống khói đen cao ngút trời
Theo ông Nguyễn Hữu Hậu - phó chủ tích Ủy ban nhân dân xã Văn Môn cho biết: “Hầu hết các loài thủy sinh đều không sống được ở khu vực này. Một số ít cá sống được khi mổ ra thì xương sống có màu đen”. Ông cũng khẳng định rằng: "Khi ăn cá này cho đến thời điểm hiện tại người dân vẫn không có ai bị làm sao cả”. Nhưng thực tế cho thấy việc sử phương pháp dìm bụi xuống nước cũng làm ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn nước và đời sống của người dân.
Không chỉ trong quá trình sản xuất, sau khi kết thúc quá trình tái chế, mỗi xưởng tái chế cũng thải ra một phần không nhỏ nước thải và bụi nhôm. Điều đáng nói là hiện nay chưa có phương pháp nào có thể giải quyết hai nguồn chất thải gây ô nhiễm này. Khu bãi rác để xử lí cặn sau quá trình đun làm nóng chảy phế thải hiện nay đặt ngay gần xưởng này và nó cũng làm cho môi trường ở đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bụi cặn dày thành đống và nước thải thì bốc mùi. Với nguồn nước khi có mưa to hoặc nước dâng lên nó sẽ chảy tự do và các ao hồ gần đó ngấm vào đất và có thể trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng đất.
Khu bãi rác xả bụi nhôm và nước thải
Mục đích tái chế rác thải là vì môi trường nhưng cách thức của nó lại đang trực tiếp hủy hoại môi trường. Có thể khẳng định việc thu m tái chế rác thải là một phương pháp tốt giúp giải quyết không nhỏ lượng rác thải hàng ngày của con người. Tuy nhiên cần có những phương pháp thu m và tái chế phù hợp đảm bảo sức khỏe cho người lao động và không gây ô nhiễm môi trường.
Nguyễn Thị Mai Anh
Lớp Truyền hình K31A1
Cùng chuyên mục
Bình luận