Quy chế đánh giá rèn luyện của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyề

(Sóng trẻ) - Học viện Báo chí và Tuyên truyền ban hành Quy chế đánh giá rèn luyện của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền như sau:

 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


QUY CHẾ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

(Ban hành  theo Quyết định số /QĐ–HVBC&TT ngày 27 tháng 3 năm 2014 của 
Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

 
Chương I: QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định việc đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên, sau đây gọi chung là Quy chế rèn luyện, bao gồm: Đánh giá kết quả rèn luyện và khung xử lý kỷ luật sinh viên; phân loại kết quả và quy trình đánh giá kết quả rèn luyện; tổ chức đánh giá và sử dụng kết quả đánh giá.

2. Quy chế này áp dụng đối với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền (sau đây gọi tắt là Học viện) hệ chính quy tập trung 4 năm, hệ 2 năm và hệ đại học liên thôn

 Điều 2. Mục đích

1. Góp phần thực hiện mục tiêu của Học viện là đào tạo cán bộ công tác trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, báo chí - truyền thông và một số ngành khoa học xã hội và nhân văn khác, có đạo đức công dân và nghề nghiệp; có tri thức, sức khỏe, năng lực thẩm mỹ và nghiệp vụ chuyên môn; trung thành với mục tiêu, lý tưởng của Đảng.

2. Cụ thể hóa yêu cầu và nội dung rèn luyện, tạo điều kiện định hướng cho sinh viên rèn luyện, phấn đấu.

Điều 3. Yêu cầu

1. Đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên là công tác thường xuyên của Học viện, được tiến hành định kỳ mỗi kỳ học, năm học, toàn khóa học.

2. Quá trình đánh giá phải đảm bảo chính xác, toàn diện, công bằng, công khai và dân chủ; tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên phấn đấu và ngăn chặn những biểu hiện sai trái của sinh viên trong quá trình học tập.

Điều 4. Nội dung đánh giá và thang điểm

1. Xem xét, đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên là đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của từng sinh viên theo các mức điểm đạt được trên các mặt:

a) Đánh giá ý thức học tập.

b) Đánh giá về ý thức chấp hành nội quy, quy chế của Học viện, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

c) Đánh giá về ý thức tham gia các hoạt động chính trị, xã hội và ý thức công dân.

2. Điểm rèn luyện được đánh giá bằng thang điểm 100, được phân chia theo mức cụ thể cho từng mặt nội dung đánh giá.

Chương II: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN

Điều 5. Đánh giá ý thức học tập (tối đa 50 điểm)

3d865bc23_renluyen5.png

Điều 6. Đánh giá về ý thức chấp hành nội quy, quy chế của Học viện, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước (tối đa 25 điểm)

22e8540f1_renluyen8.png


Điều 7. Đánh giá về ý thức tham gia các hoạt động chính trị, xã hội và ý thức công dân (25 điểm)

3d865bc23_renluyen4.png

Điều 8. Phân loại kết quả rèn luyện

1.      Xếp loại và quy đổi điểm rèn luyện

TT

Điểm rèn luyện

Xếp loại

Điểm thưởng rèn luyện

1

Đạt 90 - 100 điểm

Xuất sắc

0,5 điểm

2

Đạt 80 đến dưới 90 điểm

Tốt

0,3 điểm

3

Đạt 70 đến dưới 80 điểm

Khá

0,2 điểm

4

Đạt 60 đến dưới 70 điểm   

Trung bình khá

0,1 điểm

5

Đạt 50 đến dưới 60 điểm   

Trung bình

0 điểm

6

Đạt 40 đến dưới 50 điểm   

Yếu

0 điểm

7

Dưới 40 điểm

Kém

0 điểm


2.      Khung điểm thưởng rèn luyện cho sinh viên tham gia vào công tác lớp, Đoàn  và có thành tích đặc biệt trong các hoạt động chính trị, xã hội

 

TT

Nội dung đánh giá

Số điểm tối đa

1

Cán bộ lớp và Đoàn hoàn thành tốt nhiệm vụ

- BCH Đoàn trường, Bí thư liên chi, Bí thư chi đoàn, Lớp trưởng, Lớp phó

- BCH liên chi, BCH chi đoàn, Tổ trưởng

 


0,2 

0,1

2

Tích cực tham gia hoạt động chính trị, xã hội

Hiến máu nhân đạo

- Đạt thành tích xuất sắc trong các hoạt động tập thể được Giám đốc Học viện khen thưởng; BCH Đoàn Học viện đề nghị thưởng điểm

 

0,2

 0,2

3

Tham gia nghiên cứu khoa học

- Tham gia đề tài khoa học sinh viên cấp bộ

     + Đạt đạt nhất

     + Đạt giải nhì

     + Đạt giải ba hoặc giải khuyến khích

- Tham gia đề tài khoa học sinh viên cấp Học viện

     + Đạt loại xuất sắc

     + Đạt loại khá

 

 

0,3

0,2

0,1

 

0,2

0,1


3. Khung điểm trừ rèn luyện đối với sinh viên bị xử lý kỷ luật

- Mức độ cảnh cáo: trừ 0,2

- Mức độ khiển trách: trừ 0,1

Căn cứ vào kết quả rèn luyện, sinh viên được thưởng điểm rèn luyện để tính vào điểm trung bình chung (TBC) mở rộng

            TBC mở rộng = TBC học tập + điểm thưởng rèn luyện

Tổng điểm thưởng rèn luyện cho sinh viên tối đa là: 1 điểm

4. Sinh viên có kết quả học tập từ trung bình trở lên mới được xếp kết quả rèn  luyện từ khá trở lên

5. Sinh viên bị kỷ luật mức cảnh cáo, kết quả rèn luyện không được vượt quá loại trung bình; mức khiển trách không được vượt quá loại trung bình khá.

6. Sinh viên thi lần 2 tính điểm lần 1 vì có lý do chính đáng (tai nạn, cấp cứu, bố, mẹ, vợ (chồng), anh em ruột mất), được bình xét theo quy trình đánh giá, phân loại rèn luyện của sinh viên sau khi có kết quả thi. Các trường hợp không có lý do chính đáng do khoa đánh giá và không được xếp loại quá mức trung bình 

 Điều 9. Quy trình đánh giá kết quả rèn luyện

1. Từng sinh viên căn cứ vào kết quả học tập, rèn luyện, ưu khuyết điểm của bản thân, tự đánh giá điểm chi tiết theo mẫu quy định.

2. Giáo viên chủ nhiệm tổ chức họp lớp có sự tham gia của Ban cán sự lớp và BCH chi đoàn và đảm bảo có ít nhất 90% sinh viên tham gia, tiến hành bình xét và biểu quyết thông qua điểm rèn luyện của từng sinh viên. Kết quả đánh giá, phân loại phải được trên 50% ý kiến đồng ý trong tổng số sinh viên của lớp và có biên bản kèm theo.

3. Cuối mỗi kỳ học, năm học, Đoàn Thanh niên Học viện, Ban Quản lý đào tạo, Phòng Công tác chính trị, Phòng Quản lý KTX, Trung tâm Thông tin - Khoa học… lập danh sách sinh viên có thành tích đề nghị thưởng điểm rèn luyện hoặc danh sách sinh viên vi phạm các quy định đề nghị phạt điểm rèn luyện gửi về khoa chủ quản. Đây là những căn cứ để HĐTĐKT-KLSV khoa tham khảo đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên.

4. Hội đồng TĐKT-KLSV khoa có trách nhiệm xem xét, đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên trong khoa. Hội đồng Khoa căn cứ biên bản đề nghị của các lớp sinh viên và quy chế hiện hành, các văn bản khen thưởng, kỷ luật sinh viên, xác định kết quả rèn luyện của từng sinh viên. Lập danh sách gửi lên HĐTĐKT-KLSV Học viện qua thường trực Hội đồng.

5. Hội đồng TĐKT-KLSV Học viện tổ chức họp, xem xét các báo cáo, đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên của HĐ TĐKT-KLSV khoa. Lập thành văn bản đề nghị Giám đốc ra quyết định công nhận.

Chương III: ĐÁNH GIÁ VÀ SỬ DỤNG KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ

Điều 10: Sinh viên vi phạm quy định rèn luyện sẽ bị xử lý kỷ luật. Tùy theo nội dung và mức độ vi phạm có các hình thức kỷ luật được cụ thể hóa như sau (Tính theo học kỳ):


TT

Tên vụ việc sai phạm

Số lần vi phạm và

hình thức xử lý

Ghi chú

Khiển trách

Cảnh cáo

Đình

chỉ h.tâp 1 năm

Buộc thôi học

1

2

3

4

5

6

7

A

Trong học tập, thực tập

1

Đến muộn giờ học, giờ thực tập

3 - 6

7 - 13

14 -21

> 21

 

2

Mất trật tự, sử dụng điện thoại, làm việc riêng trong giờ học, thực tập và tự học

2 - 4

5 - 10

11 -15

> 21

 

3

Nghỉ học không phép hoặc quá phép

3 - 5

6 - 12

13 - 20

> 20

 

4

Có hành vi gian lận trong thi và kiểm tra :

 

 

 

 

 

 

Nhờ kiểm tra hộ, làm bài kiểm tra hộ, chép bài của bạn

 

2

3

4

 

 

Nhờ h

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN

logo
PHÁT THANH

Nổi bật

Tọa đàm phát thanh: Văn hóa trang phục của giới trẻ khi đi lễ chùa

00:00
00:00