Sao Barca trốn thuế hay chiêu trò của Perez và cả Tây Ban Nha

(Sóng trẻ) – El Classico đang tới gần và giống như mọi năm, báo chí Tây Ban Nha lại rộ lên những thông tin về việc trốn thuế của những cầu thủ Barcelona. Liệu đây thật sự là dấu chấm hết trong sự nghiệp của những cầu thủ hàng đầu thế giới, hay chỉ là chiêu trò hâm nóng trước đại chiến?

Xưa nay không thiếu

Tháng 6 năm 2013, cả thế giới bàng hoàng khi báo chí Tây Ban Nha rộ lên thông tin siêu sao hàng đầu Lionel Messi bị cáo buộc trốn 5,3 triệu USD từ khoản tiền bản quyền hình ảnh bằng cách sử dụng những công ty ở Belize và Uruguay – thiên đường với thuế suất rất thấp. Hơn 3 năm nay, thuế luôn là đề tài được nhiều người bàn tán nhất khi nói đến Barcelona kể từ sau pha ngã vờ của Sergio Busquets. 6/7 vừa rồi, trong phiên tòa chính thức xét xử vụ trốn thuế của Messi, một tòa án tại Tây Ban Nha đã ra phán quyết phạt tù 21 tháng đối với cầu thủ người Argentina và cha anh. Nài ra Messi còn phải nộp 2,2 triệu USD tiền phạt và 1,6 là con số đối với cha anh. Tuy nhiên, theo luật Tây Ban Nha, bất cứ án tù nào dưới 2 năm đều có thể thực thi bằng biện pháp quản chế, cụ thể là thụ án treo, nhất là đối với những đối tượng không có tiền án tiền sự. 

0700031a3_leo1.jpg
Messi trên đường tới buổi điều trần đầu tiên – (Ảnh: Internet)

Đứng trước tình hình đó, Messi đã đệ đơn kháng cáo lên tòa án tối cao Tây Ban Nha và tuyên bố anh không biết gì về những vấn đề tài chính và chỉ tập trung chơi bóng. Về phía cha anh, ông cho rằng mình không đủ trình độ để lập nên một kế hoạch trốn thuế và đổ lỗi cho chuyên gia tư vấn. Hơn 4 tháng kể từ phiên điều trần đầu tiên, vụ việc gần như lắng lại và truyền thông chỉ tập trung vào việc Messi quay trở lại đội tuyển quốc gia cùng những đóng góp của anh cả ở cấp CLB và đội tuyển. Barca đang sống trong những ngày yên bình cho đến khi…

El Classico tới gần và cách đây 3 hôm (23/11), tờ al.com đưa tin tiền đạo Neymar đã bị khởi tố với tội danh hối lộ và lừa đảo, bên công tố tào án định danh cầu thủ này phải ngồi tù 2 năm và nộp 10 triệu Euro tiền phạt. Chưa dừng lại ở đó, sau Neymar, tới lượt Samuel Eto’o bị tòa án Tây Ban Nha cáo buộc tội trốn thuế trong khoảng thời gian khoác áo Barcelona. Tuy nhiên mức phạt lần này có thể lên tới… hơn 10 năm. Đồng nghĩa với việc không có án treo.

Tây Ban Nha là đất nước đánh thuế thu nhập cá nhân rất nặng (56%) và đối với mức lương của một cầu thủ thi đấu cho đội bóng hàng đầu thế giới, đây là một con số khổng lồ. Nói đến việc đóng thuế, gần như không ai muốn thực hiện nghĩa vụ này, đặc biệt khi họ là những người nại quốc, còn nơi hưởng lợi lại không phải chôn rau cắt rốn của mình. Đó cũng là điều dễ hiểu nếu các cầu thủ có hành vi trốn thuế. Tuy nhiên “nhập gia tùy tục”, nhưng đã khi nào người hâm mộ tự hỏi: “Tại sao luôn là Barca?”

Chỉ Perez hay cả Tây Ban Nha

Không ai là không biết đến tầm ảnh hưởng của chủ tịch Real Madrid – Florentino Perez. Có thể nói Perez là người đàn ông quyền lực nhất Tây Ban Nha chỉ sau quốc vương và thủ tướng. Không chỉ đơn thuần là một người làm bóng đá, ông còn là mội chính trị gia tầm cỡ. Thậm chí SVĐ Santia Bernabeu còn có riêng một khu VIP dành cho những lãnh đạo cấp cao của Tây Ban Nha. Cách đây tròn 1 năm, trước thềm EURO 2016 khởi tranh, tiền đạo người Pháp Karim Benzema đứng trước nguy cơ bóc lịch 5 năm với tội danh tống tiền đồng đội Valbuena bằng một cuộn băng sex của tiền vệ này. Bản thân Benzema cũng đã thừa nhận mình có dính lứu tới vụ việc. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, tiền đạo người Pháp vẫn sống khỏe, vẫn ăn lương, vẫn ghi bàn, tất cả nhờ một tay Perez.

0700031a3_11559.jpg
Chân dung vị chủ tịch quyền lực của Real Madrid – (Ảnh: Internet)

Mối thâm thù giữa hai đại diện tới từ La Liga chưa bao giờ ngừng cháy. Thậm chí khi Barca bị cấm chuyển nhượng 1 năm vì những rắc rối liên quan tới việc kí hợp đồng với các cầu thủ trẻ, Real cũng chịu chung số phận vì không thể trốn tránh trót lọt. Không có gì chắc chắn các cầu thủ Barcelona hoàn toàn trong sạch trong vụ trốn thuế, nhưng cũng không có gì đảm bảo đằng sau những vụ “đào bới” kia không có bàn tay của Florentino Perez.

Perez hoàn toàn có thể tung những tin đồn thất thiệt, nhưng điều gì khiến truyền thông của cả một đất nước chống lại Barcelona? Đó chính là mối quan hệ ràng buộc giữa Xứ sở Bò tót và Catalunya (hay còn gọi là “xứ Catalan”). Catalunya là một vùng tự trị của Tây Ban Nha với thủ phủ là Barcelona – thành phố lớn thứ 2 Tây Ban Nha sau Madrid. 2 năm trở lại đây, chính phủ nước này đã tổ chức một cuộc chưng cầu dân ý để tách ra trở thành một quốc gia độc lập. Hiển nhiên điều này không được lòng giới lãnh đạo Tây Ban Nha. Gần đây, vụ việc ngày càng trở nên nóng hơn khi Gerard Piqué – trung vệ của Barca bị công khai chỉ trích sau trận thắng Albania tại vòng loại World Cup 2018 vì mặc chiếc áo đấu đã cắt đi đường viền sọc đỏ vàng (tượng trưng cho màu cờ sắc áo Tây Ban Nha).

0700031a3_pique1.jpg
Piqué bị công khai chỉ trích vì chiếc áo đấu – (Ảnh: Internet)

“Més que un club” là dòng chữ được viết trên những hàng ghế của khán đài B tại SVĐ Nou Camp. Câu nói này có nghĩa “Còn hơn cả một đội bóng”. Barcelona đá bóng không chỉ vì đó là một môn thể thao, mà bóng đá còn như một sân chơi chính trị, và họ thỏa mãn đam mê chơi bóng như một lòng tự tôn dân tộc. Việc chưng cầu dân ý 2 năm trước đã khiến cho cả đất nước Tây Ban Nha có một cái nhìn không mấy thiện cảm với đội bóng xứ Catalan, và giờ đây người ta tự hỏi, liệu các cầu thủ Barcelona có thật sự tuyệt vời như nhà báo Graham Hunter viết trong cuốn sách “Barca – The making of the greatest team in the world” (Tạm dịch: “Barca – Đường đến vinh quang”) hay đây chỉ là chiêu trò của đối thủ tuyền kiếp, là những động thái dằn mặt của đất nước phát triển nhất bán đảo Iberia?  
THẾ ANH

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN