Hàng rong - nét đẹp vẫn còn đây trong đô thị

(Sóng trẻ) - Hàng rong có từ bao giờ không biết nữa. Chỉ thấy rằng, khi nói đến cuộc sống của thành phố ngàn năm tuổi này, người ta không thể không nhắc đến hàng rong, như một nét riêng của văn hóa đô thị.

Ngày nay, khi mà nhà hàng sang trọng, các quán cà phê với đủ các loại đèn mọc lên như nấm giữa thành phố nhộn nhịp, xô bồ này, nghe đến tiếng rao hàng rong ta lại cảm thấy bồn chồn, xao xuyến đến lạ…

Hàng rong như một nét văn hóa mang đặc trưng của người Việt. Và, hiếm khi có một thủ đô nào trên thế giới, người ta bắt gặp hình ảnh các chị, các cô gánh gánh gồng gồng bán hàng trên đường phố, dù nắng hay mưa bước chân vẫn luôn bền bỉ. Mỗi một con đường, góc phố của Hà Nội đều ghi dấu bước chân của họ.

Hà Nội xưa, mỗi dịp gần Tết hay độ Thu sang, các cô, các chị lại nhộn nhịp gánh những gánh cốm, gánh hoa rong ruổi khắp phố, mang không khí Tết đến Thu về vào từng con ngõ nhỏ. Hình ảnh Hà Nội gắn liền với những hàng rong, với những tiếng rao trầm ấm ôm ấp các con phố, thoảng trong gió hương hoa sữa nồng nàn.

Nói đến hàng rong là nói đến những người đi bán dạo. Đó là những người nghèo, tảo tần, cam phận. Họ không ngồi một chỗ cố định mà rong ruổi khắp hang cùng ngõ hẻm. Với chiếc đòn gánh cong cong, những "người đàn bà của Tú Xương" bất kể ngày nắng hay mưa, quẩy trên vai những thứ thiết yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt thường ngày cho người hàng phố, mùa nào thức nấy. Họ có thể là những người phụ nữ nhập cư mưu cầu đời cơm áo, họ có thể là những người phụ nữ phải xuôi ngược hàng ngày để nuôi lũ con đông, cũng có thể là cụ già đơn độc không người trông cậy.

8cf49cf3a_ganhhangrong1.jpg

"Mảnh mai", người phụ nữ gánh hàng rong

“Cô gánh hàng đi bán đến bây giờ là gần chục năm rồi. Thu nhập chẳng được bao nhiêu nhưng biết làm thế nào. Ở trên phố cổ thì hàng rong còn đắt khách chứ ở đây ít lắm, chả được bao nhiêu, nhưng vẫn phải làm chứ!” Đó là lời tâm sự của cô Thu, người gánh hàng rong trên đường Cầu Giấy.

Không thể nói hàng rong là tốt hay xấu, hay hay dở. Đây cũng là một nghề, một công việc mưu sinh như bao nghề khác. Người ta đi bán hàng rong, vì vốn ít, vì sản phẩm chưa có thương hiệu và cũng không có tiền quảng cáo. Bán hàng rong lãi không nhiều, trông cậy cả vào ông trời, ngày nào may thì bán hết nhanh, nhưng có ngày mang đi bằng nào mang về nguyên bằng đó. Ở Hà Nội có quá nhiều người như thế. Họ thực sự vất vả, ko biết kiếm được bao nhiêu nhưng hàng ngày cứ phải lăn lội nài đường.

Một ngàn, hai ngàn… những đồng tiền mà họ vun vén, chắt chiu được từ những món hàng bán rong là những đồng tiền thấm đẫm mồ hôi và cả nước mắt. Thế nhưng, giờ đây, không phải muốn bán hàng là có thể rong ruổi khắp hang cùng ngõ hẻm. Luật “cấm hàng rong” ban hành, con đường mưu sinh của hầu hết những con người nghèo khổ đều bị gián đoạn.

Chị Dương Thanh Phương, sống tại Hàng Gà, Hà Nội cho hay: “Nói thật là mình có thói quen thích ăn vặt, trước hay có các chị gánh hàng rong qua nhà nhưng từ ngày có Luật cấm bán hàng rong thì không ai dám gánh qua đây nữa. Lúc ý cũng cảm thấy tội tội cho các chị bán hàng nhưng biết làm thế nào được vì giờ đất chật mà người đông". 

Bàn thêm về Luật cấm bán hàng rong, TS.Nguyễn Minh Phong, Trưởng phòng nghiên cứu kinh tế, Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội cho biết: “Về việc cần hay không thực hiện chủ trương này, theo tôi thì về mặt khách quan là cần, ở chỗ, một đô thị phải có bộ mặt tươm tất, gọn gàng, văn minh, đảm bảo trật tự để tránh tất cả những hậu hệ có thể xảy ra như về giao thông vận tải, an ninh an toàn, vệ sinh thực phẩm, các trật tự xã hội khác…Tuy nhiên, đòi hỏi làm đồng loạt, kiên quyết, triệt để thậm chí trong thời gian ngắn là hơi thái quá. Từ khi ra quyết định triển khai đến khi thực hiện có 10 ngày thì người dân làm sao có thể tìm chỗ bán hàng thay đổi nghề nghiệp. Nếu như ra quyết định triển khai ở các tuyến phố chính của bộ mặt thủ đô, tuyến phố liên quan Nại giao, chính trị của Nhà nước, Chính phủ thì sẽ tốt hơn".

Đi trên phố Hà Nội bây giờ, gánh hàng rong đang dần khuất bóng. Thật tiếc nếu chúng biến mất khỏi Hà Nội 36 phố phường. Sẽ ra sao nếu như mai này, trên đường phố vắng một tiếng rao đêm, vắng bóng người con gái quê mảnh mai với chiếc đòn gánh cong cong hai đầu như vành trăng khuyết, những con người luôn âm thầm lặng lẽ đem bốn mùa đến cho mọi người, mọi nhà?

Ngô Ngọc
Lớp Phát thanh K31
Nguồn ảnh: Internet

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Triển lãm “Cây Quân tử”: Khi tranh phác họa từ văn chương

Triển lãm “Cây Quân tử”: Khi tranh phác họa từ văn chương

Tin nổi bật8 giờ trước

(Sóng trẻ) - Triển lãm ”Cây Quân Tử” là triển lãm cá nhân thứ hai của họa sĩ trẻ Hoàng Thiện Phúc lấy cảm hứng từ những nét đẹp cảnh quan tự nhiên và văn hóa đang thay đổi tại quê hương - làng chài ven biển thuộc tỉnh Bình Thuận.

Triển lãm “Ngày rộng” – Khoảng lặng giữa nhịp sống hiện đại

Triển lãm “Ngày rộng” – Khoảng lặng giữa nhịp sống hiện đại

Tin nổi bật8 giờ trước

(Sóng trẻ) - Triển lãm “Ngày rộng” không đơn thuần là nơi trưng bày về nghệ thuật mà là không gian để giới trẻ tìm về những khoảnh khắc yên bình, thoát khỏi cuộc sống hối hả và suy ngẫm về chính mình.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trước thềm đón khách tham quan

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trước thềm đón khách tham quan

Tin nổi bật12 giờ trước

(Sóng trẻ) - Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tại địa chỉ mới ở quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội chính thức mở cửa đón khách tham quan từ ngày 1/11/2024 và miễn phí tham quan đến hết tháng 12/2024.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN