Sáu điều nên tranh khi quyết định làm việc gì

(Sóng Trẻ) -  Khi làm bất cứ việc gì, bạn cần cân nhắc lợi ích và tác hại của việc làm đó. Tuy nhiên, nếu như không làm, bạn sao có thể biến những dự định, những kế hoạch thành hiện thực được. Dưới đây là 6 điều mọi người nên tránh khi mình đứng trước một việc cần quyết định phải làm.

1. Nghĩ “Liệu mình có thể làm được không nhỉ ?” quá nhiều

Bạn đang là sinh viên, bạn học chuyên ngành Kinh tế và bạn muốn thử thách bản thân bằng việc mở một quán ăn nhỏ. Bạn lo lắng tới việc “Liệu mình có thể làm được không?”. Câu hỏi đó là hoàn toàn tích cực. Nó giúp bạn định hướng suy nghĩ của bản thân để đưa ra quyết định đúng đắn và phù hợp nhất. Tránh tình trạng thích là làm mà không biết cân nhắc bản thân dẫn đến những thất bại đáng tiếc. Tuy nhiên, suy nghĩ quá nhiều về điều đó sẽ khiến bạn nhụt chí.

Lần 1 “Liệu mình có làm được không nhỉ?” – “Có”. Lần 2 “Liệu mình có làm được không nhỉ?” – “Không biết được nữa”. Lần 3 “Liệu mình có làm được không nhỉ?” – “Mình nghĩ là sẽ thành công”. Lần 4 “Liệu mình có làm được không nhỉ?” – “Ôi! nhỡ thất bại thì làm thế nào nhỉ. Mình không chắc chắn với kế hoạch này.”

1859b0f77_lo_nghi_2.jpg

2. “Mình sợ”

Bạn liệt kê ra một loạt những điều tồi tệ xảy ra nếu kế hoạch thất bại. Chẳng hạn, bạn muốn tỏ tình với cô bạn học cùng lớp học thêm. Nhưng bạn lại sợ sẽ bị từ chối, sẽ mất đi một người bạn, giữa hai người sẽ không thể vô tư như trước và đặc biệt là bạn sợ mình sẽ bị tổn thương. Những suy nghĩ ấy là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, không thử sao biết được. “Thất bại là mẹ thành công”, đôi khi cũng phải nếm mùi thất bại mới biết được vị ngọt của thành công.

3. “Mình không thể làm được”


Sức học của bạn chỉ ở mức khá nhưng bạn lại rất muốn được đi du học để tiếp cận với một nền giáo dục tiên tiến. Gia đình bạn lại không có khả năng chi trả 100%, do đó, bạn cần có học bổng. Nhưng mỗi khi nghĩ tới nó bạn lại cảm thấy vô cùng thất vọng. Với sức học thế này, tiếng Anh cũng chỉ ở mức bình thường thì sao mà xin được. Tuy nhiên, nếu bạn nói “Bạn không thể làm được”, đồng nghĩa với việc bạn không tin tưởng vào bản thân cũng như khả năng của mình.

Các bạn đâu biết rằng, có rất nhiều những con người “bình thường” nhưng họ đã tỏ ra là người “không tầm thường”. Có rất nhiều bạn đã xin được học bổng, thậm chí  học bổng từ  70 – 100% dù sức học cũng chỉ bình thường. Hãy tìm kiếm những điểm mạnh ở bản thân như tích cực tham gia tình nguyện, các tổ chức xã hội, có khả năng lãnh đạo hay năng khiếu nào đó ở mình. Tất cả những điều đó có thể giúp bạn thành công trong cuộc sống thay vì cứ ngồi và nói “Mình không thể làm được”.

4. “Mọi người sẽ chê cười nếu mình thất bại”

Bạn rất thích hát nhưng chưa có cơ hội nào thực hiện. Mới đây, Đoàn trường phát động cuộc thi tài năng dành cho sinh viên trong toàn trường. Thời gian để các bạn chuẩn bị là cả mùa hè, và cuộc thi sẽ được bắt đầu vào đầu học kì sau. Bạn băn khoăn, lo lắng không biết có nên tham gia không. Vì tính nhút nhát nên bạn rất ngại nếu như mình thất bại và bị mọi người chê cười.

Suy nghĩ tiêu cực như vậy có thể khiến bạn mất đi nhiều cơ hội thể hiện mình. Mạnh dạn, tự tin cùng với sự cố gắng tức là bạn đã thành công một phần nào đó rồi. Sẽ chẳng ai dám chê cười sự nỗ lực của bạn cho dù nó có thất bại. Chỉ có những kẻ suốt đời lo sợ người khác chê cười mà không dám thực hiện mới đáng cười!

5. “Liệu có vị thần may mắn vào giúp mình không nhỉ”

Đề tài tiểu luận mà bạn đang phải thực hiện rất khó. Bạn sợ rằng mình sẽ không thể một mình thực hiện được điều đó. Và bạn tự hỏi “Liệu có vị thần may mắn nào giúp mình không nhỉ?”. Yếu tố may mắn đóng góp một phần không nhỏ vào sự thành công của con người nhưng nó lại không phải là yếu tố quyết định tất cả. Đừng trông chờ vào may mắn trong khi bạn có thể tự thân vận động. Với những người chỉ biết “há miệng chờ sung” thì dù có may mắn tới đâu, sự thành công cũng khó mà tới với họ nếu không có sự nỗi lực thực sự.

6. “Giá như…”

Mọi người thường có xu hướng nói “Giá như…” với mọi thứ không mong muốn xảy ra trong cuộc sống của mình. Đứng trước một quyết định: làm hay không? Bạn cân nhắc rất kĩ mọi thứ: được, mất, những yếu tố định hướng hay yếu tố tác động… Tuy nhiên, dù đã cố gắng nhưng kết quả vẫn không được như ý muốn của bạn. Bạn thấy buồn chán và luôn miệng nói “Giá như…”.

Tuy nhiên, cuộc sống đôi khi cũng cần phải đánh đổi nhiều thứ. Nếu như không có sự thử thách, không cố gắng thực hiện thử thách đó thì mãi mãi bạn cũng không biết được kết quả sẽ ra sao. Đừng hoài niệm lại những điều không mong muốn. Nó chỉ khiến bạn thấy thất vọng vào bản thân hơn. Hãy nhìn vào những điều tươi sáng mà bạn làm được khi bạn mạnh dạn quyết định làm và nỗ lực hết sức.

Tạ Thị Hà
Báo mạng điện tử K.30
Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN