Sinh viên có nên đi làm thêm?


(Sóng Trẻ)
- Cuộc sống vẫn dễ dàng đối với nhiều bạn sinh viên cho đến khi phải chuyển lên thành phố học tập. Chỉ khi hoàn toàn tự lập, phải tự lo cho cuộc sống của mình, bươn chải làm thêm… các bạn mới thấu hiểu những nỗi vất vả bao lâu của cha mẹ.

Mười một rưỡi đêm mới về đến phòng trọ, dắt vội chiếc xe đạp vào nhà và chỉ kịp rửa chân tay mặt mũi, Hồng Anh chẳng thiết ăn uống gì, lên giường ngủ ngay tắp lự để mai còn lấy sức dạy sớm đi học. Khắp khu trọ của cô bạn trong một con ngõ nhỏ ở Xuân Đỉnh, ai nấy cũng bận rộn với các công việc làm thêm để trang trải cuộc sống. Có một công việc làm thêm hợp lí đang là nhu cầu rất lớn của đa số các bạn sinh viên hiện nay. Điểm qua các công việc mà sinh viên thường hay lựa chọn, đầu bảng là làm gia sư, bán hàng thuê, lễ tân, phục vụ...



Lí do để sinh viên đi làm thêm:

Xã hội phát triển, các loại công việc và thời gian làm việc cũng ngày một phong phú. Vì thế lượng học sinh sinh viên đi làm thêm đang ngày một gia tăng không còn là điều mới mẻ. Các bạn đi làm thêm vì nhiều mục đích tốt và đa số việc làm thêm mang lại những ý nghĩa tích cực. Làm thêm giúp các bạn sinh viên độc lập hơn trong tài chính và có thể chi trả cho bản thân những khoản nhỏ. Đặc biệt với những bạn gia đình khó khăn, làm thêm có thể giúp các bạn tự đóng học phí, giúp bố mẹ bớt đi một phần gánh nặng.

Làm thêm là cơ hội để các bạn chứng tỏ cho mọi người thấy sự trưởng thành của mình. Đây cũng là cơ hội để các bạn khám phá và thử sức với những điều mới mẻ, trau dồi thêm tinh thần trách nhiệm. Các bạn sẽ trưởng thành, chín chắn hơn, độc lập hơn trong suy nghĩ, trong việc ra quyết định và thậm chí là vạch ra đường hướng cho tương lai của mình.  

Đặc biệt, chỉ khi đi làm các bạn sinh viên mới thực sự thấy được giá trị của lao động và giá trị của đồng tiền. Từ đó có thể nghiệm ra rằng: Kiếm tiền đã khó, nhưng để quản lý đồng tiền bạn làm ra một cách hiệu quả còn khó hơn rất nhiều. Đây là một bài học cho sự thành công sau này.

Môi trường làm việc sẽ giúp các bạn học được những bài học quý báu về cách giao tiếp, ứng xử và làm việc với sếp, đồng nghiệp và khách hàng. Những kinh nghiệm mà bạn không thể học được từ nhà trường nhưng lại rất có ích khi bạn đi xin việc sau khi tốt nghiệp.

 



Bạn Phạm Tuấn Anh (HV Hành chính) chia sẻ: “Riêng mình thì công việc "part time job" đã mang lại cho mình nhiều thứ và hứa hẹn một con đường cho tương lai không phải từ chuyên ngành trong trường đại học mà từ chính những khả năng mình có và đam mê. Có một điều hầu như ít người thấy là việc ngồi trên ghế đại học giúp ta có những điều mà nài đời không có và ngược lại. Do đó "part time job" đóng một vai trò không nhỏ trên con đường mình đang đi”.

Những ảnh hưởng:

Thế nhưng để có được một công việc làm thêm hợp lí và không gây ảnh hưởng đến việc học tập không hề dễ dàng. Nó đòi hỏi chúng ta phải có sự lựa chọn công việc phù hợp và sắp xếp thời gian hợp lí. Công việc làm thêm nào cũng có cái khó, cái vất vả riêng và cả những áp lực.
 
Rất nhiều bạn từng nghĩ gia sư là công việc nhàn hạ vì lương cao lại không phải lao động chân tay nhưng sự thật không hoàn toàn như  thế. Gia sư chịu khá nhiều những áp lực từ phía phụ huynh học sinh. Nhiều khi gặp phải các trường hợp học sinh cá biệt các bạn khó có thể chịu nổi áp lực này mà đành ngậm ngùi bỏ lớp.

Bạn Trần Thị Thanh tâm sự:“Tớ đang dạy thêm cho một bé lớp 4, công việc cũng chiếm khá nhiều thời gian vì tớ phải soạn bài, giao và kiểm tra bài tâp nữa. Bé học kém nên mình áp lực lắm. Đường xá xa xôi mất thêm một khoản cho xe cộ, lại mất công mua thêm tài liệu, in bài tập nên cuối tháng tính ra cũng chả còn bao nhiêu”.


 



Hay như trường hợp bạn Hồng Anh kể trên, công việc làm thêm chiếm phần lớn thời gian rảnh rỗi nên sinh hoạt bị đảo lộn gây ảnh hưởng đến cả sức khỏe và học tập. Nếu không xác định rõ ràng mục đích chính của mình, việc làm thêm rất dễ khiến các bạn sinh viên quá sa đà vào kiếm tiền mà xao nhãng học hành hay sa vào mặt tối của xã hội.

Tất nhiên, khi đã quyết định bước chân vào giảng đường đại học và trở thành một sinh viên thì việc học mới là quan trọng nhất. Nhưng như thế cũng không có nghĩa là chỉ nên hoàn toàn tập trung vào việc học. Việc làm thêm luôn là cơ hội cho các bạn trải nghiệm thêm về cuộc sống và có thêm những cơ hội giao lưu học hỏi, trau dồi kinh nghiệm, khả năng của bản thân. Nhưng các bạn cần đặt ra mục tiêu rõ ràng: làm sao để cân bằng được thời gian, để dù các bạn đi làm thêm mà học tập vẫn đạt chất lượng. Học cần phải đi đôi với hành, học trên ghế nhà trường và học cả ở nài đời nữa.


Bùi Thị Thanh Tân
Phát thanh K.30
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN