Sinh viên đi tìm lời giải cho bài toán kinh tế

(Sóng Trẻ) -  Người ta thường nói: “Nghèo như sinh viên” và trong “cơn bão giá” hiện nay, đời sống sinh viên lại càng khó khăn hơn. Tuy nhiên, đối với sinh viên chuyên ngành kinh tế, dường như các bạn đang chủ động, từng bước giải quyết những khó khăn đó.

Suy nghĩ xuất phát từ thực tế

Quan niệm học giỏi để vào được Đại học, học Đại học để thoát nghèo đã quá quen thuộc và dường như đã trở thành một lối suy nghĩ có phần lý thuyết và sách vở. Nhưng đối với rất nhiều sinh viên chuyên ngành kinh tế, suy nghĩ ấy lại rất thực tế. Đó là điều mà các bạn tự rút ra được trong cuộc sống ở những miền quê còn rất nghèo, là điều mà hàng ngày bố mẹ các bạn vẫn dạy và mong con mình thực hiện được.

Bạn Phóng (lớp Quản trị kinh doanh K51B - ĐH Kinh tế quốc dân) chia sẻ: “Mình chọn thi vào ngành kinh tế vì lượng thấy sức học của mình khá tốt và ngành này dễ tìm việc, ra trường có thể đi làm, giúp đỡ gia đình ngay. Bây giờ làm gì cũng liên quan tới kinh tế mà”.

Không đỗ Đại học ngay lần thi đầu, Phạm Nhung (lớp Quảng cáo K52 - ĐH Kinh tế quốc dân) lại chấp nhận ở nhà 1 năm để ôn tập, hệ thống kiến thức dù với điểm thi của mình, Nhung có thể nộp nguyện vọng 2 vào khá nhiều trường. “Mình muốn trở thành một doanh nhân nên trước tiên phải có kiến thức về kinh tế đã” – Nhung chia sẻ.

Học thật

Mỗi chuyên ngành trong các trường kinh tế sẽ có những môn học đặc thù riêng. Có thể kể đến một vài môn như: kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, chứng khoán, kinh tế Việt Nam, tiền tệ… Hầu hết các môn này đều có rất nhiều kiến thức lý thuyết và các thuật ngữ chuyên ngành mà có thể trước đây rất ít bạn từng nghe.

Đến thăm phòng học của bạn Đức Minh (lớp Tài chính Ngân hàng - HV Ngân Hàng), tôi thực sự bất ngờ vì một quyển số dày ghi hàng trăm thuật ngữ về ngân hàng, tiền tệ mà bạn tìm tòi, tự học hỏi: “Mỗi khi gặp một thuật ngữ trong bài học, mình lại lấy từ điển về kinh tế ra tra. Sau này mình sẽ trở thành một cán bộ ngân hàng, liên quan đến tiền thì không thể sai được. Vì vậy mình phải cố gắng hiểu mọi kiến thức từ bây giờ”.

Sau đó, Minh có giải thích cho tôi khái niệm “lãi suất liên ngân hàng”. Chỉ một khái niệm đó thôi mà tôi đã thấy rất khó nhớ nên tôi tin chắc rằng nếu không có một thái độ học tập thật sự cầu thị thì Minh không thể đạt được học bổng trong suốt 2 năm học vừa qua.

Làm thật

“Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, bất kỳ ngành nghề nào nếu không có kinh nghiệm thực tế thì không thể thông thạo được. Làm kinh tế cũng vậy. “Nhưng không ai đem tiền đến cho bạn bảo bạn kinh doanh đi” – Minh hài hước chia sẻ “Nên mình phải tự làm bằng đầu óc và vốn của mình thôi”.

Các bạn sinh viên kinh tế nổi tiếng nhạy bén và năng động tìm cơ hội để kinh doanh, tự kiếm thêm thu nhập và cũng là thực hành kiến thức đã học. Các mặt hàng thì cũng đúng chất sinh viên: vốn ít, giá rẻ, gọn nhẹ. Các bạn thường chọn bán điện thoại, sim, đĩa audiobook, đồ handmade… Công việc có thể được duy trì đều đặn nhưng cũng có khi chỉ kinh doanh trong các dịp lễ tết như Valentine, trước Tết Nguyên đán, ngày 8/3…

                     1620b254a_db65a73d5c797188fe27614ae6f1e2ef_35901093.nh1.jpg

                                                                   Làm thiệp handmade

Những gì thu lại được cũng đều rất thực tế. Đầu tiên đó là một khoản tiền nho nhỏ, giúp cuộc sống bớt khó khăn. Sau đó là những kinh nghiệm có được qua từng ngày. Và có cả những khó khăn: “Kinh doanh phát sinh nhiều thứ không lường trước được, rủi ro lớn, sức khỏe không đảm bảo, đâu phải cái gì mình cũng biết đâu nên có những cái không thể tự mình xoay sở được” - Thu Thủy (lớp Quản trị kinh doanh K51B - ĐH Kinh tế quốc dân).

Khi bước vào một môi trường làm việc thật sự, khác với khi ở nhà hay ở trường vì đi làm tức là các bạn phải đặt lợi ích kinh tế lên trên hết, dù đó chỉ là công việc part - time ở một cửa hàng nhỏ. Thủy nói thêm: “Đi làm thì phải có trách nhiệm, đi học có thể lười nhưng đi làm thì không thể và đi làm rồi thì cũng không muốn mình như thế”.

Bài toán kinh tế hiện nay vẫn đang chưa có lời giải hoàn chỉnh. Nhưng hy vọng với những suy nghĩ tích cực, kiến thức và kinh nghiệm đang dần được tích lũy, các bạn sinh viên sẽ tìm ra được hướng đi đúng cho mình.

Ngô Ngọc Trâm
Lớp Truyền hình K29A2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN