Sinh viên tình nguyện: Từ tấm lòng đến hành động
(Sóng Trẻ) - Các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn sinh viên ngày nay đến với công việc tình nguyện viên (TNV) khá phổ biến. Nhưng thực sự, mục đích của họ khi đến với hoạt động tình nguyện này là gì, liệu có phải ai cũng chỉ đơn thuần muốn cống hiến, đóng góp cho các công tác xã hội một cách tự nguyện hay không?
Sinh viên với hoạt động tình nguyện
Hoạt động tình nguyện vốn là một trong rất nhiều những hoạt động được giới trẻ quan tâm tham gia, đặc biệt là các bạn sinh viên, bởi ở lứa tuổi này, họ là những người có tinh thần, sức trẻ mạnh mẽ nhất cũng như có điều kiện phù hợp nhất cho các công việc làm TNV.
Hiện nay, có rất nhiều những tổ chức, những câu lạc bộ (CLB) vì cộng đồng, vì xã hội cần đến sự tham gia của các bạn TNV nhằm hỗ trợ cho các dự án của họ thực hiện thành công. Một số loại hình tình nguyện hiện nay mà các bạn sinh viên thường tham gia như tình nguyện vì môi trường, tình nguyện giúp đỡ người khuyết tật, trẻ mồ côi, người già neo đơn hay như chống đói nghèo, tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS và các bệnh hiểm nghèo khác…
Đến với các hoạt động này, TNV gần như là không nhận lại được bất cứ một lợi ích vật chất nào nài những khoản hỗ trợ về chi phí ăn ở, đi lại (nếu có), thậm chí còn phải tự chi trả. Tuy nhiên, đây sẽ là những cơ hội tốt cho các TNV giao lưu, học hỏi lẫn nhau, rèn luyện bản thân, tích lũy kinh nghiệm, tri thức và vốn sống.
Hơn 100 các bạn sinh viên tình nguyện đến từ nhiều CLB tại Hà Nội tham gia sự kiện “Hội trại Liêm chính” lần thứ I
Các TNV đến từ nhiều quốc gia khác nhau tham dự “Ngày hội tình nguyện toàn cầu”
Tấm lòng tự nguyện?
Với ý nghĩa tích cực đó, các hoạt động tình nguyện cũng đem lại cho các TNV tham gia những thông điệp ý nghĩa về sự đồng cảm, chia sẻ và đề cao tính nhân đạo, ý thức bảo vệ cuộc sống. Mặc dù vậy, không hẳn ai tham gia tình nguyện cũng chung một ý niệm đơn giản là đóng góp sức mình một cách tự nguyện, tự giác vì lợi ích của tập thể, cộng đồng. Thực tế, có những TNV chỉ mang danh là đi làm tình nguyện nhưng thực chất lại chỉ đến tham gia theo phong trào nhằm mang về cho mình một tờ giấy chứng nhận tình nguyện hay như muốn đến chỗ tập thể để dễ dàng kết bạn, làm quen với người khác giới.
Không những thế, có những TNV biết rằng tổ chức sẽ hỗ trợ toàn bộ chi phí ăn uống, nghỉ ngơi tại các địa phương có chương trình mà vì thế mới háo hức đăng kí tham gia. Trong khi đó, họ không hiểu hết mức độ trách nhiệm, vai trò của mình khi nhận nhiệm vụ với sự ưu đã đó là như thế nào. Họ cứ nhận nhiệm vụ được phân công mà không hề cố gắng làm hết sức hoặc không thực sự cảm thấy tự nguyện khi làm những công việc đó. Đây là một trong những hiện tượng thực tế mà không ít TNV đã và đang có lối suy nghĩ, hành xử như vậy.
Lời kết
Thực ra, nếu nói TNV chân chính là người không đòi hỏi bất kì một lợi ích cá nhân nào cho mình thì là không đúng. Bởi ai tham gia vào hoạt động nào cũng cần có mục đích rõ ràng, bạn có quyền hy vọng vào một tấm bằng chứng nhận TNV xuất sắc để bổ sung cho hồ sơ cá nhân xin học bổng du học của mình thêm ấn tượng. Bạn cũng có quyền mong muốn những đóng góp của bạn cho các hoạt động xã hội sẽ mang lại những điểm cộng rèn luyện ở trường, cơ hội được gặp gỡ những người nổi tiếng hay là được đi du lịch miễn phí,…
Nhưng điều quan trọng là liệu bạn có coi đó là mục tiêu hàng đầu, là lí do chính khiến bạn tham gia tình nguyện hay không? Nếu câu trả lời là có thì ắt hẳn bạn nên xem xét lại, bởi tình nguyện vốn là hành động xuất phát từ tấm lòng chân thành, tự nguyện và không bị bắt buộc. Khi bạn đã không thực sự hiểu rõ giá trị của một TNV thì chắc chắn nó sẽ chẳng mang lại ý nghĩa gì mà chỉ khiến bạn lãng phí thời gian mà thôi.
Sinh viên với hoạt động tình nguyện
Hoạt động tình nguyện vốn là một trong rất nhiều những hoạt động được giới trẻ quan tâm tham gia, đặc biệt là các bạn sinh viên, bởi ở lứa tuổi này, họ là những người có tinh thần, sức trẻ mạnh mẽ nhất cũng như có điều kiện phù hợp nhất cho các công việc làm TNV.
Hiện nay, có rất nhiều những tổ chức, những câu lạc bộ (CLB) vì cộng đồng, vì xã hội cần đến sự tham gia của các bạn TNV nhằm hỗ trợ cho các dự án của họ thực hiện thành công. Một số loại hình tình nguyện hiện nay mà các bạn sinh viên thường tham gia như tình nguyện vì môi trường, tình nguyện giúp đỡ người khuyết tật, trẻ mồ côi, người già neo đơn hay như chống đói nghèo, tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS và các bệnh hiểm nghèo khác…
Đến với các hoạt động này, TNV gần như là không nhận lại được bất cứ một lợi ích vật chất nào nài những khoản hỗ trợ về chi phí ăn ở, đi lại (nếu có), thậm chí còn phải tự chi trả. Tuy nhiên, đây sẽ là những cơ hội tốt cho các TNV giao lưu, học hỏi lẫn nhau, rèn luyện bản thân, tích lũy kinh nghiệm, tri thức và vốn sống.
Hơn 100 các bạn sinh viên tình nguyện đến từ nhiều CLB tại Hà Nội tham gia sự kiện “Hội trại Liêm chính” lần thứ I
Các TNV đến từ nhiều quốc gia khác nhau tham dự “Ngày hội tình nguyện toàn cầu”
Tấm lòng tự nguyện?
Với ý nghĩa tích cực đó, các hoạt động tình nguyện cũng đem lại cho các TNV tham gia những thông điệp ý nghĩa về sự đồng cảm, chia sẻ và đề cao tính nhân đạo, ý thức bảo vệ cuộc sống. Mặc dù vậy, không hẳn ai tham gia tình nguyện cũng chung một ý niệm đơn giản là đóng góp sức mình một cách tự nguyện, tự giác vì lợi ích của tập thể, cộng đồng. Thực tế, có những TNV chỉ mang danh là đi làm tình nguyện nhưng thực chất lại chỉ đến tham gia theo phong trào nhằm mang về cho mình một tờ giấy chứng nhận tình nguyện hay như muốn đến chỗ tập thể để dễ dàng kết bạn, làm quen với người khác giới.
Không những thế, có những TNV biết rằng tổ chức sẽ hỗ trợ toàn bộ chi phí ăn uống, nghỉ ngơi tại các địa phương có chương trình mà vì thế mới háo hức đăng kí tham gia. Trong khi đó, họ không hiểu hết mức độ trách nhiệm, vai trò của mình khi nhận nhiệm vụ với sự ưu đã đó là như thế nào. Họ cứ nhận nhiệm vụ được phân công mà không hề cố gắng làm hết sức hoặc không thực sự cảm thấy tự nguyện khi làm những công việc đó. Đây là một trong những hiện tượng thực tế mà không ít TNV đã và đang có lối suy nghĩ, hành xử như vậy.
Lời kết
Thực ra, nếu nói TNV chân chính là người không đòi hỏi bất kì một lợi ích cá nhân nào cho mình thì là không đúng. Bởi ai tham gia vào hoạt động nào cũng cần có mục đích rõ ràng, bạn có quyền hy vọng vào một tấm bằng chứng nhận TNV xuất sắc để bổ sung cho hồ sơ cá nhân xin học bổng du học của mình thêm ấn tượng. Bạn cũng có quyền mong muốn những đóng góp của bạn cho các hoạt động xã hội sẽ mang lại những điểm cộng rèn luyện ở trường, cơ hội được gặp gỡ những người nổi tiếng hay là được đi du lịch miễn phí,…
Nhưng điều quan trọng là liệu bạn có coi đó là mục tiêu hàng đầu, là lí do chính khiến bạn tham gia tình nguyện hay không? Nếu câu trả lời là có thì ắt hẳn bạn nên xem xét lại, bởi tình nguyện vốn là hành động xuất phát từ tấm lòng chân thành, tự nguyện và không bị bắt buộc. Khi bạn đã không thực sự hiểu rõ giá trị của một TNV thì chắc chắn nó sẽ chẳng mang lại ý nghĩa gì mà chỉ khiến bạn lãng phí thời gian mà thôi.
Thùy Dung
Lớp Báo mạng điện tử K.30
Lớp Báo mạng điện tử K.30
Cùng chuyên mục
Bình luận