Tác động của Sáng tạo số và vai trò của Sở hữu trí tuệ
(Sóng trẻ) – 9h00 ngày 29/11, tại hội trường B1.601 Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức buổi hội thảo chuyên đề: “Digital Innovation & IP on Digital Content – Sáng tạo Kỹ thuật số và Sở hữu Trí tuệ” với sự tham gia của Tổng biên tập Vietnamplus Lê Quốc Minh và luật sư Tám Trần.
Điện thoại thông minh đang từng bước thay đổi cuộc sống của chúng ta. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và mạng internet đã khiến cho người dùng smart phone có cơ hội tiếp cận những tiện ích thông tin di động và nội dung giải trí vô cùng phong phú, đa dạng. Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ số cũng khiến giới báo chí truyền thông điện tử có những thay đổi chưa từng có.
Ngày này, đa phương tiện không còn là xu hướng mới nhất của truyền thông hiện đại mà là những: Báo chí di động, báo chí dữ liệu, báo chí xã hội, báo chí đa nền tảng,… Công chúng hiện nay không đơn thuần là người tiêu thụ, mà còn là người sản xuất tin trong một thế giới luôn sẵn sàng kết nối. Tuy nhiên, chính sự phát triển này đang dẫn đến sự cẩu thả trong đưa tin, sản xuất nội dung của một bố phận hoạt động trong lĩnh vực truyền thông đa phương tiên. Điều này đòi hỏi những người làm trong lĩnh vực truyền thông xã hội phải ý thức được các vấn đề về bản quyền, biết cách bảo vệ những sản phẩm do chính bản thân đầu tư chất xám và phải tôn trọng sự sáng tạo của người khác.
Với mong muốn cung cấp thông tin toàn diện về vấn đề Sở hữu trí tuệ; nâng cao nhận thức về giá trị cá nhân trong cộng đồng sáng tạo, Câu lạc bộ Doanh nhân sáng tạo (VCE); Trường Đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện Arena Multimedia và Học viện Báo chí & Tuyên truyền (AJC) đồng tổ chức buổi hội thảo chuyên đề: “Digital Innovation & IP on Digital Content – Sáng tạo Kỹ thuật số và Sở hữu Trí tuệ”.
Hội thảo thu hút được sự quan tâm lớn của các bạn sinh viên – (Ảnh: Việt Cao)
Bên cạnh những khách mời tới từ đại diện các bên tổ chức: PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang – Trưởng khoa Phát thanh – Truyền hình, Thạc sĩ Đinh Ngọc Sơn – Phó khoa Phát thanh – Truyền hình, ông Đinh Trí Dũng – Giám đốc Arena Multimedia,… hội thảo còn có sự góp mặt của 2 diễn giả nổi tiếng: Nhà báo Lê Quốc Minh – Tổng biên tập báo Vietnamplus và Luật sư Sở hữu trí tuê Tám Trần – Công ty IPCOM.
Trong buổi hội thảo, nhà báo Lê Quốc Minh đã mang đem đến cho các sinh viên những thông tin bổ ích về những tờ báo, hãng tin nổi tiếng, họ ứng dụng khóa học kĩ thuật như thế nào để phát triển như ngày hôm nay. Bằng việc đưa ra những ví dụ là những tác phẩm báo chí đoạt giải Pulitzer, những tác phẩm tiên phong tạo nên một xu hướng mới cho báo chí hiện đại như “Snow fall”, hay những xu hướng mới như Data journalism, Tech-media hybrid, “nzo scoops”,… anh đã chỉ ra quá trình sáng tạo, đổi mới không ngừng và vị thế được củng cố của những tờ báo, hãng tin nổi tiếng như The New York Times, Thompson Reuters hay The Guardian.
Nhà báo Lê Quốc Minh – Tổng biên tập báo Vietnamplus - (Ảnh: Việt Cao)
Không chỉ vậy, nhà báo cũng chia sẻ một cách cởi mở những tiến bộ mà Vietnamplus của anh đã đạt được trong suốt quá trình phát triển từ năm 2008 đến nay. Trong báo cáo về Xu hướng phát triển của các Toà soạn, do tổ chức báo chí thế giới WAN-IFRA ấn hành năm 2015, VietnamPlus được nêu danh trong số "5 toà soạn nhỏ nhưng lại có những sáng tạo lớn" dù mới chỉ xuất hiện trong làng báo chí 6 năm. Là đơn vị tiên phong, luôn đi đầu và có những ý tưởng sáng tạo, anh Lê Quốc Minh đã chia sẻ những thành tựu Vietnamplus đạt được, trong đó phải kể đến sự ra đời của ứng dụng đọc tin tức trên điện thoại di động không-thông-minh hoạt động hiệu quả trên 500 loại điện thoại khác nhau, bản tin bằng nhạc Rap (RapNewsPlus) cũng như hàng loạt dự án kết hợp giữa nội dung, công nghệ và thương mại cho nền tảng công nghệ số, đặc biệt là Mobile.
Bên cạnh việc ứng dụng phát triển công nghệ số trong môi trường truyền thông hiện đại, các sinh viên còn được tìm hiểu về Luật Sở hữu Trí tuệ thông qua những lời chia sẻ tới từ Luật sư Tám Trần – người đã có 10 năm kinh nghiệm trong việc tư vấn pháp luật liên quan đến các hoạt động đầu tư nước nài tại Việt Nam, tư vấn về quản trị doanh nghiệp, hợp đồng và đại diện sở hữu trí tuệ. "Theo chị, tài sản trí tuệ là một loại tài sản dân sự bao gồm 3 quyền năng chính: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt. Trong đó nhấn mạnh đến đặc trưng của quyền tác giả, bao gồm tính không hữu hình và tính giới hạn. Cùng với đó, chị cũng đưa ra mô hình quản lý tài sản nội dung số bao gồm 4 bước cơ bản: Tạo ra – Xác lập quyền – Khai thác – Bảo vệ. Đặc biệt, luật sư Tám Trần lưu ý, đối với những sản phẩm công nghệ số, bản thân sản phẩm ngay sau khi được sáng tạo dưới hình thức vật chất nhất định (đã hiện thực hóa ý tưởng) sẽ mặc định được bảo hộ quyền Sở hữu Trí tuệ, không cần thiết phải đăng kí.
Luật sư Tám Trần chia sẻ về Luật Sở hữu Trí tuệ - (Ảnh: Việt Cao)
Giao lưu với các bạn sinh viên, hai diễn giả cũng chia sẻ rất chân thành những kinh nghiệm của mình về phẩm chất của nhà báo trong môi trường truyền thông số, về vấn đề bản quyền của những ý tưởng sáng tạo nói chung, tác phẩm báo chí nói riêng và cách những ông lớn như Youtube, ogle kiểm soát vấn đề này. Trong đó, nhà báo Lê Quốc Minh chia sẻ về những công nghệ “lọc” nội dung và cách xử lí của Youtube và ogle, còn luật sư Tám Trần đưa ra lời khuyên đối với những bạn trẻ: “Nếu sau này nhỡ có bị vi phạm về quyền Sở hữu Trí tuệ thì cứ “lu loa” lên vì đôi khi người ta thường nói “Vì nhục mà chết””.
Hai diễn giả nhiệt tình giải đáp thắc mắc của các sinh viên – (Ảnh: Việt Cao)
Kết thúc buổi hội thảo, Trường Đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện Arena Multimedia trao những phần quà tới với các sinh viên có mặt trong hội trường như sổ, balo và một chiếc kính thực tế ảo. Đặc biệt, 2 sinh viên Học viện Báo chí & Tuyên truyền có thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện đã vinh dự được ông Đinh Trí Dũng trao tặng 2 suất học bổng trị giá 8 triệu đồng tại Arena Multimedia.
THẾ ANH
Cùng chuyên mục
Bình luận