Khởi nghiệp thất bại là do đâu?

(Sóng Trẻ) - Khởi nghiệp là cách để chỉ việc một cá nhân hay một doanh nghiệp nào đấy đứng lên xây dựng sự nghiệp từ ý tưởng của mình bắt đầu từ con số không. Tuy nhiên không phải ai khởi nghiệp cũng thành công và được như ý muốn, phần lớn những người bắt đầu khởi nghiệp đều thất bại và vướng mắc. Vậy nguyên nhân thất bại là do đâu, do mình hay do yếu tố nào khác tác động?

1. Ngạo mạn, tự cao  

Sự tự tin là yếu tố cần thiết mà mỗi người khi muốn khởi nghiệp đều phải có. Có tự tin thì mới dám làm và kiên quyết biến ý tưởng thành sự thật. Tuy nhiên, điều đó không đi liền với việc đề cao những suy nghĩ, ý tưởng của bản thân một cách thái quá mà không chịu thẳng thắn nhìn nhận khuyết điểm, bất chấp tình hình thị trường.

Đối với startup, việc ngạo mạn và tự cao dễ dẫn đến tình trạng tư duy đơn chiều, thiếu linh hoạt và làm hạn chế tầm nhìn của bản thân. Điều này khiến chi nguy cơ thất bại của kế hoạch khởi nghiệp lên đến 85%.

Vì vậy, hãy luôn lắng nghe ý kiến từ chuyên gia, tham khảo ý kiến phản hồi từ khách hàng để có thể xây dựng mô hình kinh doanh hợp lý, đáp ứng nhu cầu thị trường. Quan trọng là giúp tận dụng và duy trì các mối quan hệ phục vụ cho công  việc của bạn.

f4e97e8e0_o_kieu_ngao_cung_khong_the_giup_ban_thanh_cong.jpg

Dù trong bất cứ lĩnh vực nào kiêu ngạo cũng không thể giúp bạn thành công

2. Không có một kế hoạch kinh doanh cụ thể  

Ngay cả khi bạn có một sản phẩm tuyệt vời, bạn vẫn cần phải có kế hoạch kinh doanh thích hợp giúp bạn dựa vào đó để định hướng phát triển.

Kế hoạch kinh doanh bao gồm cả kế hoạch tài chính được chẩn bị tỉ mỉ sẽ giúp cho nhà khởi nghiệp có cái nhìn tổng quan về từng bước đi cụ thể. Đặc biệt, nó giúp cho những startup trẻ quản lý nguồn vốn hiệu quả thông qua việc xác định được chi phí đầu tư, kiểm soát chi phí kinh doanh và biết được tương đối số vốn cần có dành cho khởi nghiệp.

Khởi nghiệp vốn không phải là chuyện dễ dàng, thiếu kế hoạch kinh doanh cụ thể sẽ dẫn đến thiếu vốn và thất bại.

71db60267_a_nen_mong_quan_trong_nhat_trong_khoi_nghiep_1.png

Kế hoạch kinh doanh cũng chính là nền móng quan trọng nhất trong khởi nghiệp

3. Sản phẩm không đáp ứng nhu cầu thị trường

Thị trường là một thực thể năng động, trong khi nhu cầu khách hàng và đối thủ cạnh tranh luôn thay đổi. Nếu các công ty khởi nghiệp không nắm bắt được những thay đổi này cho sản phẩm của họ thì sản phẩm chắc chắn không đáp ứng được nhi cầu của khách hàng. Dẫn tới sản phẩm không có thị trường tiêu thụ.

Do vậy cần phải xác định nhu cầu thị trường trước khi xây dựng một sản phẩm,  sau đó tìm kiếm khách hàng mục tiêu để chống rủi ro và không thu được lợi nhuận.

6b0c6db56_ky_thi_truong_truoc_khi_quyet_dinh_khoi_nghiep.png
Cần tìm hiểu kỹ thị trường trước khi quyết định khởi nghiệp

4. Sở hữu nguồn lực không phù hợp 

Để khởi nghiệp thành công, điều không thể thiếu là quá trình nỗ lực mang tính tập thể và điều quan trọng là mọi người phải phối hợp tốt với nhau khi làm việc.

Làm việc với những người không phù hợp với bản thân sẽ tạo ra môi trường khôn thoải mái khi làm việc, không thể hợp tác, hỗ trợ cho nhau một cách tốt nhất. Thường xuyên đi đến những xung đột nội bộ khiến bạn không thể hoàn thành tốt được công việc của mình. Kể cả khi có 1 đội ngũ nhân viên giỏi, bạn cũng chưa chắc thành công nếu họ không thể làm việc tốt với nhau. Hãy xây dựng một đội ngũ nhân lực có kỹ năng mềm và biết làm việc vì lợi ích chung.

6b0c6db56_n_luc_la_canh_tay_phai_dac_luc_trong_cong_viec.png

Phải biết tuyển chọn nguồn nhân lực phù hợp, bởi nhân lực là cánh tay phải đắc lực trong công việc

5. Mất cân bằng 

Không biết cân bằng giữa cuộc sống và công việc sẽ khiến bạn mệt mỏi, căng thẳng và đưa ra những quyết định sai lầm. Thế nên, sẽ càng nguy hiểm hơn nếu các founder làm việc trong những trạng thái mất cân bằng như vậy. 

Dù không thể xem nhẹ, nhưng cũng đừng ám ảnh về đối thủ cạnh tranh của minh. Ngay cả khi sản phẩm của bạn rất tuyệt vời, cũng vẫn cần có thời gian để khách hàng trải nghiệm để lại thương hiệu trên thị trường. 
Hãy nghỉ ngơi hợp lý để tránh mất tập trung, kiệt sức và có những quyết định khôn nan.


6. Không quản lý thời gian và vốn hiệu quả

Thời gian và tiền bạc không phải là nguồn tài nguyên vô hạn. Để khởi nghiệp, startups sẽ có sự hỗ trợ từ nhà đầu tư, hoặc những người đang có cùng chí hướng khởi nghiệp. Tuy nhiên, nếu sử dụng nguồn vốn không hợp lý bạn rất dễ dàng trắng tay.

Khi khởi nghiệp, startups chắc chắn luôn luôn bận rộn bởi tìm kiếm đối tác; thương lượng hợp đồng;... Nếu không thể quản lý quỹ thời gian để tập trung làm từng việc một cách tốt nhất, kế hoạch của bạn khó có thể theo kịp những định hướng  đã đặt ra.

6b0c6db56_6._can_quan_ly_von_va_thoi_gian_hieu_qua.png

Cần quản lý vốn và thời gian hiệu quả

7. Mô hình kinh doanh chưa hợp lý 

Không xác định được mô hình kinh doanh đúng đắn cũng là nguyên nhân khiến nhiều startup thất bại. Sự không hợp lý trong mô hình kinh doanh thường do lựa chọn mô hình định giá sai. Giá sản phẩm của bạn có thể quá cao hoặc quá thấp. Trong khi khách hàng thường có xu hướng dựa vào giá cả để đánh giá chất lượng sản phẩm, từ đó tìm đến các sản phẩm thay thế tốt hơn.

Hãy xác định giá cả chính xác thông qua tìm hiểu thông tin, lắng nghe ý kiến từ  chuyên gia và khách hàng tiềm năng.

6b0c6db56_7._can_xay_dung_mo_hinh_dinh_gia_hop_ly.png

Cần xây dựng mô hình định giá hợp lý

8. Chiến lược Marketing nghèo nàn

Một sản phẩm tuyệt vời cũng sẽ vô nghĩa nếu không ai biết về nó. Hoạt động Marketing giúp cung cấp thông tin đến mọi người, thoả mãn nhu cầu khách hàng, từ đó khiến cho sản phẩm được tiêu thụ với doanh thu cao. Tạo dựng được sự hài lòng với khách hàng sẽ dần tạo nên uy tín và thương hiệu cho các công ty khởi nghiệp.

Chiến lược Marketing không được chú trọng dễ khiến cho sản phẩm không cạnh tranh được với đối thủ và bỏ qua khách hàng tiềm năng. Hãy đầu tư cho chiến dịch Marketing để khách hàng biết và thu hút sự chú ý của họ.

be2f55d9a_c_can_co_chien_luoc_cu_the_co_giai_phap_hop_ly.png

Làm việc cần có chiến lược cụ thể, có giải pháp hợp lý

9. Không lắng nghe phản hồi từ khách hàng 

Nhiều công ty nổi tiếng hiện nay vẫn thường lắng nghe ý kiến phản hồi từ khách hàng để hoàn thiện hơn thông qua các sản phẩm dùng thử, hoặc đầu tư cho hệ thống khách hàng. Thật thiếu sót nếu các công ty khởi nghiệp bỏ qua khâu này.

Bạn cần có một tầm nhìn rõ ràng để đạt được mục tiêu của mình. Nhưng không  nên theo đuổi mục tiêu phát triển trước mắt mà không hỏi ý kiến phản hồi của khách hàng.

d207c67ce_ng_tac_moi_tim_ra_khuyet_diem_va_hoan_thien_no.png
Cần lắng nghe phản hồi từ khách hàng, phải có sự tương tác mới tìm ra khuyết điểm và hoàn thiện nó

10. Xác định sai thời điểm tung sản phẩm 

Thời gian là yếu tố quyết định rất nhiều thứ. Ra mắt quá sớm, bạn có thể gây ấn tượng nhưng đồng thời đối thủ cạnh tranh cũng có thể làm ra sản phẩm tương tự trong thời gian ngắn, khắc phục nhược điểm hoặc cải tiến sản phẩm để chạy đua khiến cho sản phẩm của mình bị mờ nhạt và không thu được kết quả như mong đợi,  cũng có thể thất bại. 

Để quá lâu, đối thủ có thể đánh bại bạn trên thị trường bằng cách chiếm ưu thế khi tiếp xúc trước với khách hàng, với thị trường chiếm chỗ đứng trong lòng khách hàng về sản phẩm mình cung cấp. Như thế những sản phẩm ra sau sẽ khó cạnh tranh hơn. Kinh doanh hơn nhau cũng bởi thời điểm đúng đắn.

94f325727_hoi_co_hop_ly_quyet_dinh_20_thanh_cong_cua_ban.jpg

Thời cơ hợp lý quyết định 20% thành công của bạn


Nguyễn Thanh Thảo
Báo chí Đa phương tiện K33

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN