"Tại anh, tại ả hay… tại cả đôi bên"?

(Sóng trẻ) - Phóng viên, cộng tác viên báo chí chen lấn, xô đẩy, áp ống kính máy quay ngay gần kề những giọt nước mắt tại tang lễ của một nghệ sĩ nổi tiếng. Ngay sau đó, một loạt các nghệ sĩ lên tiếng “phàn nàn” về văn hóa tác nghiệp trong môi trường báo chí – truyền thông. Và rồi chính báo chí - truyền thông lại lấy những chia sẻ trên trang cá nhân của những người nổi tiếng đó để chỉ trích đồng nghiệp của mình là “kền kền”. Một sự kiện báo chí nay trở thành vòng xoáy đạo đức nghề nghiệp. Vậy lỗi tại ai?

Tang lễ vốn là không gian trang nghiêm, người ta đến đó để tưởng nhớ người vừa qua đời cũng là để an ủi, chia sẻ nỗi buồn không gì có thể bù đắp được với gia đình, quyến thuộc người quá cố. Thế nhưng, tại tang lễ của vị nhạc sĩ tài hoa Thuận Yến diễn ra vào ngày 27/5 vừa qua lại có những người mà như miêu tả của người chứng kiến là “chạy rầm rập, không coi ai ra gì, chen lấn, sấn sổ, săm soi”. Buồn thay những người đó lại chính là phóng viên, cộng tác viên của một số tờ báo, trang tin điện tử. 

2f2700636_394591_10204108017966072_2753655270575971317_n.jpg
Phóng viên tác nghiệp tại Lễ tang nhạc sĩ Thuận Yến (Ảnh: Trang cá nhân nhạc sĩ Quốc Trung)

Không dừng lại ở đó, thông qua những bức ảnh trên trang cá nhân của Nhạc sĩ Quốc Trung và một số người tham dự tang lễ, thì một số phóng viên còn áp sát ống kính máy ảnh, máy quay vào những người thân nổi tiếng trong gia đình nhạc sĩ Thuận Yến mà đại diện tiêu biểu là ca sĩ Thanh Lam. 

Một số khác không quên ghi sát tận nét mặt các nghệ sĩ thăm viếng và khoảnh khắc họ ghi dòng suy nghĩ vào sổ tang. Nhạc sĩ Anh Quân cũng phải bức xúc mà chia sẻ trên trang cá nhân rằng: “Đến đám tang không để chia buồn, tỏ lòng kính trọng đến người đã khuất, mà để soi.”

Việc các phóng viên tác nghiệp tại lễ tang của nhạc sĩ Thuận Yến bị gọi bằng nhừng từ ngữ thiếu bình tĩnh như “chúng nó”, “đạo đức giả”, “túm cổ vứt ra nài” là bài học cảnh tỉnh cho những người làm việc trong môi trường báo chí – truyền thông nhưng thiếu những hiểu biết văn hóa căn bản trong tác nghiệp báo chí và tham dự các sự kiện. Tuy nhiên ở một khía cạnh nào đó thì việc một số nghệ sĩ nhận xét các phóng viên kia là “đạo đức giả” và sử dụng những từ ngữ thiếu nhã nhặn cũng là biểu hiện của sự quy chụp và “vơ đũa cả nắm”.

Đành rằng việc làm của một bộ phận phóng viên, cộng tác viên báo chí tại tang lễ của nhạc sĩ Thuận Yến là thiếu văn hóa, vi phạm đạo đức nghề nghiệp của người làm báo chí – truyền thông. Nhưng cũng có không ít ý kiến cho rằng, để tình trạng đó diễn ra còn một phần lỗi của chính ban tổ chức, nói như nhà báo Vũ Mạnh Cường (báo Gia đình và Xã hội) thì: “Một người nổi tiếng qua đời, đám tang của họ là sự kiện thu hút sự quan tâm của công chúng. Do vậy BTC tang lễ cần chuẩn bị tình huống phóng viên đến chụp ảnh đưa tin và phải bố trí, sắp xếp, tạo điều kiện để báo chí làm việc mà không ảnh hưởng tới không khí nghiêm trang của đám tang. Để đám tang lộn xộn, lỗi trước hết thuộc về BTC tang lễ, sau đó mới thuộc về các phóng viên (nếu có). Mong rằng từ nay về sau, các BTC tang lễ những người nổi tiếng hãy lưu ý điều này, để sau đó không có chuyện gia quyến trách móc báo chí. Các nhà báo đến đám tang để làm việc, giúp công chúng có cơ hội bày tỏ "nghĩa tận" với người đã khuất, họ không mưu cầu bất cứ điều gì khác”

2f2700636_390229_10204108018006073_8827817545946614219_n.jpg
Không nhất thiết phải tiếp cận quá sát như vậy (Ảnh: Trang cá nhân nhạc sĩ Quốc Trung)

Thực tế cho thấy, tại nhiều tang lễ của những người nghệ sĩ quá cố, phóng viên báo chí – truyền thông đã có mặt và hoàn thành tốt vai trò cung cấp thông tin cho công chúng của mình. Nhưng phần lớn phóng viên tác nghiệp là phóng viên trẻ nên những hiểu biết về văn hóa và yêu cầu nhiệm vụ tin bài của tòa soạn đã khiến họ quên đi hoặc chưa để ý được những điều tế nhị tại một lễ tang. Điều đó khiến cho việc chỉ dẫn và sắp sắp của ban tổ chức tang lễ là hết sức cần thiết để tránh những điều không nên có.

Việc một số tờ báo và trang tin điện tử sử dụng chia sẻ của nhạc sĩ Quốc Trung trên trang cá nhân để phán xét những đồng nghiệp của mình là "kền kền" thông qua bài viết “Quốc Trung bức xúc với phóng viên “kền kền” tại tang lễ nhạc sĩ Thuận Yến” là một trong những bài viết chưa thể hiện được trách nhiệm đạo đức của người làm báo chí – truyền thông trong môi trường hiện đại. 

Người viết bài này không nên chỉ dừng lại ở việc phê phán mà nên hướng đến chỉ ra nguyên nhân và giải pháp để những người đồng nghiệp của mình không còn mắc phải những sai lầm đáng tiếc. Có như thế mới thể hiện tình thần cũng những người đồng nghiệp bởi có lẽ chỉ những người làm trong báo chí - truyền thông mới hiểu rõ được rằng khi phóng viên bị so sánh với "kền kền" thì cũng đồng nghĩa đạo đức nghề nghiệp của những phóng viên đó đã bị đánh giá ở mức thấp nhất có thể. 

Lê Quang Đức
Báo mạng điện tử K32

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN