Tái hiện phong tục Tết Đoan Ngọ tại Hoàng thành Thăng Long

(Sóng trẻ) - Sáng 1/6, nhằm tôn vinh truyền thống văn hóa của dân tộc, phát huy giá trị văn hóa cung đình, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội đã tổ chức Chương trình “Tết Đoan Ngọ xưa và nay”.

Chương trình có sự tham gia của Ban giám đốc Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, ông Christian Manhart, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam, GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Nhà sử học Lê Văn Lan, Nghệ nhân ẩm thực Ánh Tuyết, Nghệ nhân quạt Dương Văn Đoàn cùng các bên liên quan.

Theo GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Tết Đoan Ngọ phổ biến ở các nước phương Đông như là Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam,... song mỗi nước có một cách giải thích riêng về nguồn gốc của ngày lễ này. Ngày Tết Đoan Ngọ trong các triều đại phong kiến, trong cung đình và dân gian cũng có nghi thức và phong tục khác nhau. Ông đánh giá trưng bày tại Hoàng thành Thăng Long đã kết hợp hài hòa văn hóa cung đình và văn hóa dân gian.

01-2.jpg
Trong chương trình khai mạc, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp Hội Di sản văn hóa Thăng Long và Công ty Ỷ Vân tái hiện nghi lễ ban quạt trong cung đình Thăng Long (Ảnh: Thanh Hà)

Để tạo ra các sản phẩm du lịch đặc sắc mang tính truyền thống đến với du khách khi tới thăm quan khu di tích, chương trình “Tết Đoan Ngọ xưa và nay” bao gồm: hoạt động trưng bày và hoạt động thể nghiệm nghi lễ ban quạt trong hoàng cung xưa. Đây là lần đầu tiên Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long tái hiện không gian nghi lễ ban quạt trong Cung đình ngày Tết Đoan Ngọ và trưng bày bộ sưu tập quạt của nghệ nhân Dương Văn Đoàn.

02-2.jpg
Pano giới thiệu Lễ ban quạt trong Cung đình. Ngôn ngữ trên pano có cả tiếng Anh, giúp người nước ngoài cũng có thể hiểu và biết thêm về những phong tục của người Việt Nam (Ảnh: Thanh Hà)
03.jpg
Chiếc quạt cung đình có kích thước 2.4m đề bài thơ của vua Lê Hiến Tông viết trên quạt năm 1503 (Ảnh: Thanh Hà)

Không gian cũng trưng bày một số quạt dành cho vua, hoàng hậu và quan được phỏng dựng dựa trên các nguồn tư liệu.

04-2.png

Quạt the, chủ đề: Cuốn thư hoa chanh, kích thước: 100cm, tác giả: Nghệ nhân Dương Văn Mơ (trên)

Quạt tranh, chủ đề: Sơn thủy hữu tình, kích thước: 150cm, tác giả: Nghệ nhân Dương Văn Đoàn (dưới)

05-2.png

Quạt the, chủ đề: Cuốn thư hoa chanh, kích thước: 100cm, tác giả: Nghệ nhân Dương Văn Mơ (trên)

Quạt tranh, chủ đề: Triết lý cuộc sống, kích thước: 150cm, tác giả: Nghệ nhân Dương Văn Đoàn (dưới)

Ngoài ra, đến với không gian trưng bày, du khách có cơ hội tìm hiểu những phong tục độc đáo của ngày tết Đoan Ngọ như tục “giết sâu bọ”, tục đeo bùa ngũ sắc và không gian đầy màu sắc của một cửa hàng trên phố Hàng Mụn xưa, tục hái thuốc nam đề cao tri thức dân gian dùng thảo mộc chăm sóc sức khỏe con người và trưng bày quạt trong đời sống xưa và nay…

06-2.png
Nghệ nhân Dương Văn Đoàn hướng dẫn du khách quy trình làm quạt (Ảnh: Thanh Hà)

Du khách còn được lắng nghe Nhà sử học Lê Văn Lan nói chuyện về các nghi lễ Tết Đoan Ngọ trong cung đình xưa và nghệ nhân ẩm thực Nguyễn Ánh Tuyết giới thiệu tục “giết sâu bọ” trong ngày tết Đoan Ngọ, chứng kiến nghệ nhân Dương Văn Đoàn giới thiệu về quy trình làm quạt…

Nhân dịp này, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã trao tặng cho Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội 4 cây ngô đồng để trồng tại Hoàng thành Thăng Long. Đây là loại cây quý, gắn với mảnh đất cố đô Huế. Trồng ngô đồng để đón phượng hoàng bay về, tức là đón niềm vui, hạnh phúc, mong ước nhà nhà an vui, thái bình. Loài cây “vương giả chi hoa” sẽ góp phần tạo cảnh quan đẹp cho khu di sản, tôn vinh những giá trị quý giá của mảnh đất nghìn năm văn hiến.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN