Tấm lòng người mẹ

(Sóng trẻ) - Trong con ngách nhỏ nằm tại ngõ 63 Trần Quốc Vượng, phường Dịch Vọng Hậu - quận Cầu Giấy, không ai là không biết đến cụ Nga, một người mẹ già đang nuôi một đứa con tâm thần. Cụ Nga năm nay 86 tuổi, hàng ngày cụ ngồi ở ngã ba khu chợ tạm bán những mớ rau nhỏ để mưu sinh qua ngày.

1.jpg
Góc mưu sinh của cụ Nga ngoài chợ. Ảnh Trang Linh

 

Từng làm cán bộ tại Thông tấn xã Việt Nam, từng có một gia đình hạnh phúc đủ đầy, từng có một đứa con học hành giỏi giang nhưng những trang giấy sau cuộc đời của cụ Nga lại không được may mắn như thế. 

Năm 1975 khi hai miền Nam Bắc thống nhất, cụ mất đi người chồng thân yêu. Cụ Nga đành ở vậy chăm sóc và nuôi nấng con trai ăn học. Không có tiền trang trải cuộc sống, cụ phải bán căn nhà của cha mẹ để lại lấy tiền lo cho hai mẹ con. Không phụ lòng mong mỏi của cụ, con trai cụ siêng năng học hành và đỗ vào Trường Đại học Mĩ thuật Công Nghiệp, được nhận vào làm tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Nhưng niềm vui chẳng kéo dài lâu, ngày con cụ bảo vệ xong luận án Tiến sĩ cũng là lúc cụ nghe tin sét đánh...

Cụ Nga chia sẻ: “Nó học giỏi lắm, học siêu lắm, nhưng nó bị tâm thần. Lúc đấy nó 25 tuổi, buổi chiều nó bảo vệ luận án xong buổi tối nó bị điên luôn. Bệnh viện bảo phải có 2 triệu rưỡi, nhưng u lúc đấy bán nhà nuôi nó học ăn học hết Đại học rồi làm gì có tiền. Thương nó nhưng đành vậy....”.

2.jpg
 Hộp cơm được người ta cho cụ Nga chia ra ăn hai bữa. Ảnh Trang Linh

Cụ Nga về hưu với mức lương 3 triệu đồng/tháng, trong đó 1 triệu rưỡi cụ dùng để đóng tiền thuê trọ. Số tiền còn lại cộng với những đồng tiền ít ỏi từ việc bán rau, cụ Nga cứ vậy mà rau cháo nuôi con qua ngày.

Cô Huyền - người bán bánh mỳ cạnh hàng rau của cụ Nga hơn 10 năm nay chia sẻ: “ Cụ vất vả lắm, già cả ốm yếu rồi mà không ai chăm sóc. Lúc ông con phát bệnh là toàn chửi cụ, chửi liên tục xong đuổi cụ ra khỏi nhà. Lắm hôm 2 - 3 giờ sáng là đuổi cụ đi chợ. Thế là bà cụ phải ra cái góc cụ bán hàng trải ni - lông nằm ngủ. Tội lắm! ”.

3.png
Niềm lạc quan vẫn ánh lên trong đôi mắt cụ mỗi ngày. 

Thương cho hoàn cảnh của cụ, nhiều người cũng ngỏ ý hỗ trợ ít nhiều nhưng cụ luôn từ chối. Cụ bảo: “U có lương hưu, u còn sức khỏe, u còn lo được. Các con hãy giúp đỡ cho người khác khổ hơn, hoàn cảnh hơn”.

Mặc dù tương lai còn đó những trăn trở, cuộc đời vẫn còn khổ cực nhưng cụ Nga mỗi ngày vẫn luôn giữ tinh thần lạc quan, vẫn luôn giữ vững nụ cười và vẫn luôn tin vào ngày mai. “Ngày mai thì kệ ngày mai dù có thể nào đi nữa u vẫn phải cố gắng thôi chứ u không bỏ nó được”, niềm lạc quan ánh lên trong đôi mắt cụ khi nghĩ về ngày mai. 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật3 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN