Thái Bình đón Bằng chứng nhận Lễ hội Tiên La là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2016

(Sóng trẻ) - Nhằm giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, nhớ ơn người có công với nước, đáp ứng nhu cầu tâm linh của các tầng lớp nhân dân, tối ngày 16/4 (tức 10/3 âm lịch), UBND huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình đã long trọng tổ chức lễ khai mạc và đón bằng công nhận lễ hội Tiên La là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2016.

Tham dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Hồng Diên - Ủy viên TW Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Đặng Trọng Thăng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Cục di sản Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; lãnh đạo các huyện, thành phố, các Sở, ban ngành và nhân dân địa phương, du khách thập phương.

023cf750d_anh_2_2.jpg

Các đại biểu dự lễ khai mạc và đón bằng công nhận lễ hội Tiên La là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Năm nay, nhân dân trong tỉnh Thái Bình có thêm niềm vui khi Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cấp bằng chứng nhận lễ hội Tiên La huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2016.

023cf750d_anh_3.jpg

Bằng chứng nhận được trao cho Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân Hưng Hà

Thay mặt Tỉnh ủy, HÐND, UBND tỉnh, đồng chí Nguyễn Thị Lĩnh, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực, đóng góp to lớn của Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Hưng Hà trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.

Việc công nhận lễ hội Tiên La là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đã đem lại những giá trị tinh thần to lớn cho nhân dân trong tỉnh, khẳng định những giá trị lịch sử và giá trị văn hóa của khu di tích. Tham gia hưởng ứng không khí tại lễ hội Đền Tiên La, bà Lê Thị Hải (Đoan Hùng, Hưng Hà, Thái Bình) vui vẻ nói: “Chúng tôi rất phấn khởi lắm, vì năm nay Lễ  hội Tiên La được Bộ chứng nhận di sản. Chúng tôi biết ơn công lao của tướng quân.”

023cf750d_12987185_511867032334176_5295343648629555672_n.jpg

Bà Lê Thị Hải (thứ 2 bên phải, hàng 1) tham gia hưởng ứng không khí lễ hội Đền Tiên La

Ðền Tiên La được coi là thắng cảnh giữa đồng bằng, là một trong số ít ngôi đền có kiến trúc đá đồ sộ bậc nhất vùng châu thổ sông Hồng. Sự độc đáo của nghệ thuật kiến trúc và thế đất thiêng huyền bí nơi tọa lạc ngôi đền đã tạo ra sự cộng hưởng diệu huyền thu hút du khách muôn phương.

Đây là nơi phụng thờ Bát Nạn Đông Nhung Đại tướng quân Vũ Thị Thục - nữ tướng dưới thời Hai Bà Trưng. Theo dân gian lưu truyền, bà là người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, giàu lòng yêu nước, thương dân, xuất thân trong gia đình nhà nho ở Phượng Lâu, Việt Trì, Phú Thọ. Khi giặc Đông Hán sang cướp nước ta, tên Thái thú Tô Định hám sắc, bạo tàn đã ép bà làm vợ. Bị bà từ chối, Tô Định đã giết cha của bà và cho quân lùng bắt bà. 

Không để rơi vào tay Tô Định, Vũ Thị Thục đã phá vòng vây, vượt sông Hồng về Tiên La, Đa Cương Hương (Hưng Hà ngày nay) nương thân, chiêu binh mãi mã, dựng cờ khởi nghĩa mang 4 chữ vàng “Bát Nạn tướng quân”. Khi Hai Bà Trưng dấy binh chống quân Đông Hán, Bát Nạn tướng quân đã đem quân sĩ hội quân cùng Hai Bà Trưng đánh giặc, lập nhiều chiến công, được Hai Bà Trưng phong là “Đông Nhung Đại tướng quân”. Năm 42 (sau Công nguyên), Mã Viện đem quân sang đánh chiếm lại nước ta, thế giặc rất mạnh, Đông Nhung Đại tướng quân Vũ Thị Thục lui về vùng Đa Cương Hương. Trong trận chiến đấu cuối cùng, Bát Nạn tướng quân cùng quân sĩ của mình đã anh dũng hy sinh ở gò Kim Quy vào ngày 17/3/43. Để tưởng nhớ công ơn của Bát Nạn Tướng Quân Vũ Thị Thục, nhân dân địa phương đã lập Đền thờ trên chính nơi bà đã hy sinh.

Theo định lệ, hội đền Tiên La được khai hội vào ngày mùng 10, chính hội vào những ngày 17 và 18 tháng 3 âm lịch để tri ân công đức, giáo dục truyền thống yêu nước trong các tầng lớp nhân dân.

Ngay sau tiếng trống khai hội là màn biểu diễn của dàn trống hội, múa rồng, kỳ lân và màn sử thi: “Đông Nhung đại tướng quân” do nhà hát chèo Thái Bình biểu diễn. Màn sử thi đã kết thúc khai mạc lễ hội Đền Tiên La năm 2016 trong niềm vui của hàng vạn du khách trong và nài huyện hành hương về với vùng đất địa linh nhân kiệt.

Thúy Nga

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN