Thành công từ một chủ trương hợp lòng dâ
(Sóng Trẻ) - 30 ha ruộng lúa nước đã được nhân dân xã Quan Thần Sán khai hoang, dẫn đầu huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai về diện tích ruộng được khai hoang trong một năm.
Quan Thần Sán một xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào cai. Toàn xã có hơn 1.000 ha đất thì đa phần là núi đá và đồi trọc trong đó có 64 ha là núi đá không thể canh tác bất cứ loại cây trồng nào.
Có thể coi xã Quan Thần Sán như nóc nhà của huyện. Trước đây tỷ lệ hộ đói nghèo của xã là khá cao, đến năm 2009 chiếm khoảng 35,6%. Để giúp người dân có thể canh tác bền vững, chống xói mòn đất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, từng bước thoát nghèo bền vững, cấp uỷ chính quyền xã đã vận động nhân dân khai hoang ruộng bậc thang.
Với phương châm phát huy nội lực của nhân dân là chính và bằng nguồn vốn 30a hỗ trợ, đầu tư kiên cố hoá kênh mương thuỷ lợi, nhân dân đã chủ động hơn trong tưới tiêu tại các ruộng mới được khai hoang. Cho đến thời điểm này đã kiên cố hóa được 9/10 km kênh mương thủy lợi. khai hoang ruộng lúa nước, nâng cao đời sống.
Đây là một chủ trương lớn của xã đã được đông đảo nhân dân ủng hộ. Với đặc thù của một xã vùng cao địa hình chia cắt và hiểm trở muốn khai hoang mỗi ha ruộng lúa nước thì phải đầu tư rất lớn, khoảng 40-50 triệu đồng tuỳ theo từng địa hình.
Theo nghị quyết 30a mỗi ha ruộng lúa nước khai hoang sẽ được hỗ trợ 10 triệu đồng. Người dân được tuyên truyền, được chứng kiến lợi ích thiết thực và nhận thấy rõ những lợi ích lâu dài khi khai hoang ruộng bậc thang đã tích cực hưởng ứng. Điển hình như hộ ông Ngải Seo Páo ở thôn Lao Chải đã đầu tư 40 triệu đồng để khai hoang 1,2 ha ruông lúa nước.
Chỉ tính riêng ở thôn Lao Chải đã có 6 hộ với 4,5 ha ruộng lúa nước được khai hoang. Ước tính, hết năm 2010, nhân dân trong xã sẽ khai hoang được khoảng 50 ha.
Đến nay, người dân xã Quan Thần Sán đã đầu tư khoảng 200 triệu đồng để khai hoang ruộng lúa nước. Số tiền tuy không lớn song với một xã vùng cao nghèo khó này là một thành quả đánh biểu dương. Có thể nói rằng với những chính sách ưu đãi của nhà nước, sự vận dụng sáng tạo của cấp uỷ chính quyền xã đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người nhân dân.
Chia tay xã Quan Thần Sán nhìn những thửa ruộng bậc thang đang thay thế những mảng nương kém hiệu quả. Dưới ánh bình minh những sóng lúa bậc thang trải dài trên các sưòn đồi, khe suối. Một màu xanh bất tận hứa hẹn một vụ mùa bội thu.
Quan Thần Sán một xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào cai. Toàn xã có hơn 1.000 ha đất thì đa phần là núi đá và đồi trọc trong đó có 64 ha là núi đá không thể canh tác bất cứ loại cây trồng nào.
Có thể coi xã Quan Thần Sán như nóc nhà của huyện. Trước đây tỷ lệ hộ đói nghèo của xã là khá cao, đến năm 2009 chiếm khoảng 35,6%. Để giúp người dân có thể canh tác bền vững, chống xói mòn đất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, từng bước thoát nghèo bền vững, cấp uỷ chính quyền xã đã vận động nhân dân khai hoang ruộng bậc thang.
Với phương châm phát huy nội lực của nhân dân là chính và bằng nguồn vốn 30a hỗ trợ, đầu tư kiên cố hoá kênh mương thuỷ lợi, nhân dân đã chủ động hơn trong tưới tiêu tại các ruộng mới được khai hoang. Cho đến thời điểm này đã kiên cố hóa được 9/10 km kênh mương thủy lợi. khai hoang ruộng lúa nước, nâng cao đời sống.
Ruộng bậc thang.
Đây là một chủ trương lớn của xã đã được đông đảo nhân dân ủng hộ. Với đặc thù của một xã vùng cao địa hình chia cắt và hiểm trở muốn khai hoang mỗi ha ruộng lúa nước thì phải đầu tư rất lớn, khoảng 40-50 triệu đồng tuỳ theo từng địa hình.
Theo nghị quyết 30a mỗi ha ruộng lúa nước khai hoang sẽ được hỗ trợ 10 triệu đồng. Người dân được tuyên truyền, được chứng kiến lợi ích thiết thực và nhận thấy rõ những lợi ích lâu dài khi khai hoang ruộng bậc thang đã tích cực hưởng ứng. Điển hình như hộ ông Ngải Seo Páo ở thôn Lao Chải đã đầu tư 40 triệu đồng để khai hoang 1,2 ha ruông lúa nước.
Chỉ tính riêng ở thôn Lao Chải đã có 6 hộ với 4,5 ha ruộng lúa nước được khai hoang. Ước tính, hết năm 2010, nhân dân trong xã sẽ khai hoang được khoảng 50 ha.
Đến nay, người dân xã Quan Thần Sán đã đầu tư khoảng 200 triệu đồng để khai hoang ruộng lúa nước. Số tiền tuy không lớn song với một xã vùng cao nghèo khó này là một thành quả đánh biểu dương. Có thể nói rằng với những chính sách ưu đãi của nhà nước, sự vận dụng sáng tạo của cấp uỷ chính quyền xã đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người nhân dân.
Chia tay xã Quan Thần Sán nhìn những thửa ruộng bậc thang đang thay thế những mảng nương kém hiệu quả. Dưới ánh bình minh những sóng lúa bậc thang trải dài trên các sưòn đồi, khe suối. Một màu xanh bất tận hứa hẹn một vụ mùa bội thu.
Ngô Đình Nam
Lớp Tại chức Báo chí Yên Bái.
Lớp Tại chức Báo chí Yên Bái.
Cùng chuyên mục
Bình luận