Học phí tăng mạnh, sinh viên Anh đối mặt với khoản nợ 44 nghìn Bảng

(Sóng trẻ) - Ra trường với tấm bằng tốt nghiệp và khoản nợ đè nặng trên vai, rất nhiều sinh viên tại Anh ra nước nài làm việc hoặc trở về quê hương để không phải trả lại khoản vay học phí khổng lồ. 

Khoảng nợ học phí cao nhất thế giới

Theo một báo cáo gần đây của Sutton Trust, những sinh viên tốt nghiệp đại học tại Anh Quốc đang phải đối mặt với khoản nợ lớn nhất thế giới – 44 nghìn Bảng Anh do học phí tăng mạnh. Con số này cao hơn rất nhiều lần so với các nước như Mỹ, Canada, Úc hay New Zealand. 

6796919fc_13223566_10204926439361114_1642155515_o.jpg
Sinh viên Anh Quốc gánh nợ 44 nghìn bảng sau tốt nghiệp

Đặc biệt, nghiên cứu này khiến các sinh viên ở Mỹ, đặc biệt là sinh viên khối Ivy, cũng phải bất ngờ vì đây là một trong những quốc gia đắt đỏ nhất thế giới. Những người tốt nghiệp đại học ở Anh năm nái đang nợ trung bình hơn 44 nghìn Bảng, gấp đôi số nợ sau đại học ở Mỹ khi sinh viên ở đây tốt nghiệp nợ khoảng  20 nghìn Bảng với trường công và 29 nghìn Bảng với trường tư. 

Sở dĩ có sự khác biệt như vậy là do một số trường đại học Mỹ có mức học phí thấp trong khi những trường có học phí đắt đỏ thường có nhiều học bổng. Trong khi ở Anh, các quy định về học phí ngày càng phức tạp, ví dụ như các mức học phí phụ thuộc vào quê quán ở Scotland.

Trong khi đó, theo thống kế năm 2015, các sinh viên tốt nghiệp tại Canada nợ trung bình trên 15 nghìn Bảng, tại các viện nghiên cứu ở Úc là 20,9 nghìn Bảng, và từ các trường Đại học ở New Zealand là 23,3 nghìn Bảng Anh.
Sutton Trust cũng  lo ngại việc Chính phủ ngừng trợ cấp vào tháng chín tới sẽ khiến các sinh viên nghèo phải “gánh” khoản nợ hơn 50 nghìn Bảng.

Những hệ lụy đằng sau gánh nặng học phí

Ra trường với tấm bằng tốt nghiệp và khoản nợ đè nặng trên vai, rất nhiều sinh viên tại Anh ra nước nài làm việc hoặc trở về quê hương để không phải trả lại khoản vay học phí khổng lồ. 

Theo dailymail, tất cả những người làm việc tại Anh đều bị tự động trừ tiền trong tài khoản mỗi tháng đến khi trả hết nợ. Nhưng đối với những người làm việc tại nước khác thì họ thanh toán tự nguyện. 

Công ty Student Loans đã thống kê, số tiền các sinh viên cố ý không thanh toán tăng gấp đôi trong hai năm. Cứ một trên tám sinh viên châu Âu tốt nghiệp từ các trường đại học ở Anh hiện đang sống ở nước nài và không trả nợ. Và theo các chuyên gia dự đoán, con số này sẽ tiếp tục tăng vọt sau quyết định của Chính phủ Anh tiếp nhận du học sinh tới nước này không giới hạn vào tháng 9 tới.

Theo luật pháp, sinh viên từ các nước châu Âu có thể xin vay tiền để hoàn thành khóa học tại Anh và phải giữ liên lạc với Công ty Student Loans. Tuy nhiên có rất nhiều người đã chuyển nhà, thay đổi tài khoản ngân hàng và không thể tìm thể tìm được.

Điều này dẫn tới việc công ty Student Loans phải thắt chặt chính sách để đòi lại các khoản vay chưa thanh toán lên tới 76 triệu Bảng Anh. Chính phủ Anh bắt đầu thử nghiệm việc chia sẻ thông tin với chính phủ các nước khác để họ thông báo cho công ty Student Loans khi một người đã kiếm được hơn 21 nghìn Bảng và có khả năng trả nợ. Công ty cũng có biện pháp pháp lý đối với những người từ chối thanh toán nợ và nhờ đến các cơ quan thu hồi nợ ở các nước đó để thực thi. 

Chiến lược này nhằm mục đích giúp công ty Student Loans tăng cường khả năng theo dõi và truy tìm những người cố tình không trả nợ, và thực hiện các biện pháp trừng phạt.

Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều hướng đi khác cho sinh viên tại Anh. Ông Sir Peter Lampl, chủ tịch của Sutton Trust và tổ chức Education Endowment Foundation, cho biết: "Những mức nợ này đến nay là cao nhất trong các nước nói tiếng Anh và gấp đôi tại các trường đại học tại Mỹ. Chi phí đại học đã trở nên quá cao, những người trẻ tuổi nên xem xét việc học nghề hơn là học đại học. Với lựa chọn này, họ sẽ kiếm tiền trong khi đi học, chịu ít nợ, và phát triển các kỹ năng được đánh giá rất cao ở nơi làm việc”.

6796919fc_13220071_10204926439321113_770401151_n.jpg
Khoảng nợ ngày càng tăng khiến nhiều sinh viên chuyển sang học nghề

Ở Anh, vào năm 2006, mức học phí đã được thiết lập 3 nghìn bảng/năm Năm 2012, chi phí này tăng lên tối đa là 9 nghìn Bảng một năm, trong đó 76% các tổ chức giáo dục đạt mức học phí cao nhất này (2015 – 2016).
Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne cho biết Chính phủ nước này cam kết sẽ cho phép các trường tiếp tục tăng học phí nếu họ có thể chứng minh được chất lượng giảng dạy tốt.

Nguyễn Ngọc Thu
Lớp: K33 – Báo đa phương tiện
(Nguồn: Dailymail.com)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN